Giới chính trị gia Đức, dẫn đầu là Thủ tướng Angela Merkel có vẻ như nghiêng về phía dự án. Theo lời họ, đường ống dẫn khí mới "sẽ loại bỏ rủi ro trung chuyển".
Tình huống này song song với việc thúc đẩy "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" chứng tỏ chính sách xuất khẩu của công ty Nga được xác định theo đặc điểm địa chính trị hơn là toan tính chính trị, bài báo cho biết. Trước hết, những sáng kiến của "Gazprom" nhằm mục đích tước đi quy chế quốc gia trung chuyển của Ukraina.
Ông Maros Shefkovich, Ủy viên Châu Âu về vấn đề năng lượng, cũng tán thành quan điểm này.Ông đã từng nói: việc xây dựng đường ống là "một kiểu trừng phạt" đối với Ukraina.
Cựu Đại sứ Bulgaria tại Nga Ilian Vasilev cho rằng, Nga có động cơ nghiêm túc hơn — đó là việc hình thành một "liên minh chiến lược" mới với Đức. Trong tương lai, nước này có khả năng trở thành điểm trung chuyển nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu.