Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, cựu đại diện thương mại LB Nga tại Việt Nam Maxim Golikov nói như vậy. Ông Golikov, mà nhiệm kỳ 5 năm làm đại diện thương mại đã kết thúc vào giữa năm nay, đã tham gia phát triển Hiệp định này và các giao thức liên quan. Ông cho biết:
"Đối với Nga, là một thành viên của EAEU, đây là thỏa thuận FTA đầu tiên. Đối với Việt Nam, đây không phải là hiệp định FTA đầu tiên, nhưng đây là thỏa thuạn đầu tiên sâu rộng như vậy, bao trùm không chỉ lĩnh vực thương mại, mà còn dịch vụ và đầu tư. Cả hai bên đều đặt nhiều hy vọng vào việc thực hiện Hiệp định này".
Những dự đoán lạc quan có cơ sở, bởi vì ngay trước khi hiệp định đi vào hiệu lực, khoảng một nghìn công ty Việt Nam đã xuất khẩu các loại sản phẩm nông nghiệp, quần áo, hàng da và các sản phẩm khác sang Nga. Theo ước tính của Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Việt Nam, sau khi Hiệp định đi vào hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của các ngành công nghiệp này sẽ tăng 50%.
Trong bảy tháng đầu năm nay, theo số liệu thống kê của Nga kim ngạch thương mại Nga-Việt Nam đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, và theo số liệu thống kê của Việt Nam — tăng thêm 28%. Kể từ ngày 5 tháng 10, Nga và Việt Nam đã giảm đáng kể hoặc giảm xuống 0 59% số dòng thuế trong ngành thương mại song phương trong tổng số gần mười ngàn dòng thuế. Thêm 30% dòng thuế sẽ được cắt giảm hoặc giảm xuống 0 trong vài năm tới. Như vậy, theo Hiệp định này chỉ có 11% danh mục hàng hóa mà thuế quan vẫn không thay đổi, mà đó là những hàng hóa mà các đối tác không thể hiện sự quan tâm lớn.
Trong điều kiện tự do thương mại Việt Nam có khả năng dễ dàng tiếp cận các thị trường của Nga và các nước khác trong EAEU: Kazakhstan, Belarus, Armenia và Kyrgyzstan. Trong khi đó Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đáng kể bởi vì các thứ hàng mới từ Việt Nam trên các thị trường này thu hút mạnh sự chú ý từ khách hàng. Một thí dụ tốt cho điều đó là sự thành công của cuộc triển lãm hàng xuất khẩu từ Hà Nội đã được tổ chức ở Matxcơva vào tháng Mười, và cuộc triển lãm tương tự từ thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Chín. Các phái đoàn kinh doanh đến Matxcơva từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã giúp thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh giữa hàng chục nhà sản xuất của hai nước để ký kết những hợp đồng đầu tiên trong điều kiện thương mại tự do.
Mục tiêu của Việt Nam là chinh phục các thị trường Nga, còn mục tiêu của Nga là khôi phục và mở rộng các vị trí mà Liên Xô đã từng chiếm trên thị trường Việt Nam, đồng thời phải tính đến sự cạnh tranh quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Golikov cho biết:
"Việt Nam đã trở thành một trong những khu vực có nhiều tuyến lợi ích đan xen, lúc thì thống nhất, lúc thì mâu thuẫn nhau về lợi ích không chỉ của các nền kinh tế quốc gia mà còn các tập đoàn đa quốc gia. Trong mấy thập kỷ qua, các chủ vốn nước ngoài rất tích cực tiếp cận thị trường Việt Nam, ở đây xuất hiện các nhà sản xuất lớn nhất của các sản phẩm điện tử và ngành công nghiệp nhẹ, kim loại, thiết bị năng lượng. Vì vậy, ở Việt Nam, Nga sẽ phải tuân thủ không chỉ các ưu tiên của chính phủ, mà còn phải thích nghi với môi trường cạnh tranh, phải chú ý đến lợi ích của một số công ty nước ngoài lớn, ví dụ như Samsung và LG — 2 tên tuổi lớn nhất của Hàn Quốc".
Các nhà sản xuất thiết bị điện của Nga sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh từ phía tập đoàn Alstom của Pháp và Siemens của Đức. Các cơ sở sản xuất ô tô của Nga sẽ phải cạnh tranh với «Hyundai» Hàn Quốc trong các dòng xe tải, với «Mitsubishi» của Nhật trong các dòng xe Jeep, với «Mercedes» của Đức trong các dòng xe buýt cho giao thông đô thị. Tập đoàn Nga "KAMAZ" sẽ đối đầu với tập đoàn Đức "MAN" sản xuất xe tải hạng nặng. Các loại kỹ thuật của Nga vốn nổi tiếng với mức giá thấp, rất dễ dàng sửa chữa và bảo trì. Và Hiệp định thương mại tự do mở ra những khả năng mới cho ngành này.
Theo ý kiến của ông Golikov, nhiều cầu thủ Nga còn phải giải quyết một nhiệm vụ quan trọng khác: mở rộng và đào sâu sự hiểu biết về các nền kinh tế nước ngoài. Khác với thời kỳ Xô viết, các nhà sản xuất Nga có khả năng tự do tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, trong điều kiện tự do thương mại, sẽ có nhiều công ty mới lần đầu tiếp cận thị trường Việt Nam, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và trung tâm thương mại đầu tiên của Nga trong khu vực Đông Nam Á đã được thành lập tại Hà Nội có nhiệm vụ tư vấn và giúp đỡ tài chính cho các công ty Nga.
Chuyên gia Golikov tin chắc rằng, những người Nga và Việt Nam tham gia giao dịch trên sàn thương mại tự do hoàn toàn có thể đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước từ mức hiện tại 4 tỷ đến 10 tỷ USD trong năm 2020.