Phó Đô đốc Hải quân: Hạm đội Nga rất cần căn cứ ở Cam Ranh

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyTàu ngầm Kilo-636 Việt Nam "Hà Nội"
Tàu ngầm Kilo-636 Việt Nam Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hà Nội không đồng ý cho bố trí căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, - như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Những tàu Mỹ ở Cam Ranh - Sputnik Việt Nam
Không có gì giật gân trong bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam
Trước đó, từ Bộ Quốc phòng Nga có thông báo rằng Matxcơva đang xem xét vấn đề đưa Hải quân Nga trở lại Cam Ranh. Trả lời phỏng vấn của truyền thông Nga, các chuyên viên nhận xét rằng mặc dù trên thực tế Hà Nội đang tích cực hợp tác với Matxcơva trên bình diện cung cấp vũ khí, nhưng lập trường của Việt Nam về vấn đề căn cứ quân sự khó lòng thay đổi.

Vậy vì sao Nga quan tâm đến thế về căn cứ này?

Cụ thể, căn cứ ở Cam Ranh cần cho chúng ta để bảo vệ lưu thông của các tàu biển, chẳng hạn như tàu cung cấp phương tiện vật chất từ Vladivostok đến Ấn Độ Dương, — cựu Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Viktor Kravchenko lý giải.

Nhà chỉ huy quân sự nhận xét rằng, không giống như Hoa Kỳ, mà bây giờ đang sở hữu hàng trăm căn cứ trên khắp thế giới, thuộc quyền sử dụng của Liên bang Nga ở nước ngoài hiện chỉ có căn cứ Tartus.

Ý kiến này được sự tán thành của cựu Phó Tham mưu trưởng Hải quân, Phó Đô đốc Vladimir Pepeliaev. Theo lời ông, Hạm đội Thái Bình Dương đang cần đến căn cứ ở Việt Nam trên hành trình sang Ấn Độ Dương, như một điểm dừng giữa chặng.

Nguyên tắc «ba không» mà Việt Nam tuân thủ cho phép đất nước không rơi vào sự lệ thuộc các cường quốc và tránh tham dự vào cuộc đối đầu theo khối, — đó là nhận xét của chuyên viên Anton Tsvetov từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược.

«Việt Nam với Trung Quốc vẫn có mối quan hệ chặt chẽ, thậm chí bất kể đang hiện hữu tranh chấp lãnh thổ. Trong đó đương nhiên Việt Nam cố gắng cân bằng quan hệ với láng giềng phía Bắc đồng thời phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, trước hết như là thị trường tiêu dùng cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quân sự, Hà Nội và Washington đang hợp tác ngày càng tích cực hơn — mới đây cuối cùng cũng đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, và sắp tới Việt Nam có thể nhận được tàu chiến Mỹ để bảo vệ bờ biển», —  chuyên viên Anton Tsvetov cho biết.

Hiển nhiên, sự xích gần của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ khiến Bắc Kinh thấy căng thẳng. Do đó, từ góc độ quan điểm chính trị, hợp tác quân sự với Nga luôn an toàn hơn.

Những tàu Nhật ở Cam Ranh - Sputnik Việt Nam
Việt Nam loại trừ sự xuất hiện các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ đất nước
Những tiền đề cho việc trở lại Cam Ranh đã xuất hiện từ trước khi quan hệ của Nga với phương Tây xấu đi. Năm 2013, Matxcơva và Hà Nội đã nhất trí các điều kiện cùng có lợi trong việc sử dụng Cam Ranh, và năm 2014 — về việc cho tàu chiến Nga dùng căn cứ Việt Nam theo trình tự thủ tục đơn giản. Tại Cam Ranh cũng đang có các máy bay Il-78 phục vụ, đảm bảo tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom Tu-95MS.

Tuy nhiên, tính đến chuyện bố trí căn cứ quân sự tại đó là rất khó, bởi mục đó không bao giờ được đưa vào chương trình nghị sự của Việt Nam, — chuyên viên Anton Tsvetov tin chắc như vậy.

«Tôi không nghĩ rằng sau tuyên bố của ông Lê Hải Bình thì từ phía Nga sẽ có phản ứng chính thức gì đó, bởi lập trường của Việt Nam về căn cứ quân sự như là nguyên tắc không thay đổi thì đã rõ từ lâu», — chuyên viên Tsvetov kết luận.

Mặt khác, đất nước này vẫn có phần phụ thuộc vào Nga trên bình diện cung cấp vũ khí. Nga chiếm vị trí đầu tiên trên thị trường trang bị quốc phòng của Việt Nam, — ông Konstantin Makienko Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ nêu nhận xét. Quan hệ hợp tác đó không phải là thứ có thể một sớm một chiều nhanh chóng chấm dứt, — ông Makiyenko đánh giá.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала