Trong khi Trung Quốc cố gắng tìm cách khẳng định mình như là cường quốc dẫn đầu ở Đông Nam Á, Hoa Kỳ tranh đua để bảo tồn nguyên trạng vốn hình thành từ thời Chiến tranh Lạnh.
10 quốc gia Đông Nam Á liên kết trong Hiệp hội ASEAN theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập. Một số nước thiên về hướng gần gũi Bắc Kinh, trong khi những quốc gia khác ngả về phía Washington nhiều hơn.
Một trong những nước Đông Nam Á gần đây đã thay đổi vector chuyển động. Chính trị gia dân túy Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không chỉ đưa ra những lời gay gắt chống Hoa Kỳ, mà còn đi tới xích gần quan hệ với Trung Quốc. Việc giảm bớt căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và mở rộng liên hệ kinh tế giữa hai nước sẽ giúp củng cố vị thế của Trung Quốc trong khu vực.
Bây giờ còn quá sớm để nói về chuyện liệu ông Duterte có dứt khoát quay lưng với Washington hay chăng. Tuy nhiên, vị Tổng thống Philippines theo chủ nghĩa dân túy mà trên thực tế đó là phản ứng với mô hình toàn cầu hóa mà nhiều người đã bỏ lại phía sau. Sự thù địch của những phần tử dân tộc chủ nghĩa có hướng chống lại Hoa Kỳ như là cường quốc quyền lực hàng đầu, và phần nhiều họ gửi gắm hy vọng của mình vào những ai có thể ném ra lời thách đấu với người Mỹ. Đó là Trung Quốc và Nga.
Trung Quốc đối với họ là một trung tâm quyền lực kinh tế và tài chính, còn Nga là hiện thân của trung tâm tài nguyên chính trị và quân sự. Sau chuyến thăm Bắc Kinh, ông Duterte lên kế hoạch công du Matxcơva trước khi hết năm nay. Ông có thể hội kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí sớm hơn nữa, tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Lima vào tháng 11. Không nghi ngờ gì, cuộc gặp tiềm năng này sẽ có ích cho ông Putin, — chuyên viên Dmitry Trenin đánh giá.
Sau 20 năm trôi qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Matxcơva một lần nữa mở ra cho mình khu vực Đông Nam Á. Liên hệ kinh tế của Nga với Philippines còn rất khiêm tốn, nhưng hiện hữu những lĩnh vực chẳng hạn như thủy điện và khai thác mỏ theo lối công nghiệp là nơi Nga có thể là một đối tác quan trọng. Ông Duterte đã bày tỏ quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga, như tín hiệu mở lối cho Nga tiến vào một thị trường mà xưa nay người Mỹ giữ vị thế chủ đạo.
Tuy nhiên, một lần nữa trở lại khu vực này, Nga cần xác định rõ quyền lợi của mình và vai trò mà Matxcơva muốn nắm giữ. Về cơ bản đó là tìm kiếm thị trường và những cơ hội kinh doanh.
Trong vấn đề Biển Đông Matxcơva giữ thế trung lập, kêu gọi các bên của cuộc xung đột tập trung giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, dựa trên cơ sở Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, không có sự can thiệp của lực lượng thứ ba, cụ thể là của Hoa Kỳ.
Matxcơva phản ứng tiêu cực với phán quyết gần đây của Tòa án Hague theo khiếu naih của Philippines kiện Trung Quốc. Điều này có thể tạo ra tiền lệ thông qua quyết định trong trường hợp một bên không công nhận thẩm quyền pháp lý của Tòa án trong vấn đề này. (Tình huống như vậy có thể xảy ra nếu Ukraina đâm đơn kiện chống Nga về nguyên cớ vùng ven biển Crưm).
Nga cũng đã tiếp tục tiến về phía trước theo hướng này, tham gia tập trận chung với hải quân Trung Quốc ở gần đảo Hải Nam sau cuộc tập trận ở Biển Đen và Địa Trung Hải.
Đồng thời, Nga tiếp tục là nhà cung cấp chính về vũ khí cho Việt Nam.
Trong triển vọng lâu dài, Nga có thể chiếm vị trí của một cường quốc trung lập, duy trì sự cân bằng trong khu vực không bình yên này của thế giới.