Giữa thế kỷ XX nhà khảo cổ học Mỹ Hallam Movius đã chú ý đến thực tế rằng nền văn hóa thời tiền sử Đồ đá cũ ở Đông Nam Á dường như "đậm chất nguyên thủy" hơn so với ở các nước láng giềng phía tây.
Nhưng khoảng một thập kỷ trước, ở miền nam Trung Quốc đã tìm thấy những công cụ hai mặt giống như lưỡi rìu tay, được làm theo cách hoàn toàn khác nhau. Công cụ tương tự cũng tìm thấy ở Hàn Quốc. Ngay khi đó người ta đã đặt dấu hỏi hồ nghi về lý thuyết của Movius.
"Phương pháp mà cư dân cổ đã thực hiện để chế tác công cụ thật không thua kém gì các kỹ thuật viên tạo cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của nhân loại. Những công cụ này có hình dáng giống thế, nhưng được làm ra bằng ứng dụng công nghệ khác so với khu vực phía tây", — như viết trong thông báo đăng tải trên tập san "Khoa học Siberia" của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga.
Hiện chưa công bố rõ, khám phá mới được thực hiện tại di tích nào, mốc niên đại bao nhiêu, và "công nghệ khác" khi chế tác là gì.
«Sự phát triển của người nguyên thủy ở khu vực phía đông đã diễn ra trên con đường độc đáo và không hề thua kém gì sự phát triển ở phía tây, đó là kết luận văn hóa-lịch sử quan trọng và cho cái nhìn mới về sự tiến hóa của người nguyên thủy ở giai đoạn tiên khởi sớm nhất», — đó là nhận định của TSKH Mikhail Shunkov, Giám đốc phụ trách thực hiện các chương trình của Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga.