Lập trường kinh tế của ứng viên từ đảng Dân chủ Hillary Clinton khá đơn giản, bao gồm sáu điểm. Nhìn chung, bà ta sẽ tiếp nối tuyến đường mà Tổng thống Obama đã cố gắng vẽ ra trong xấp xỉ tám năm. Nữ ứng viên quyết định tập trung vào đảm bảo an sinh xã hội. Như vậy là hợp lý, bởi điều khiến người Mỹ lo ngại hơn cả, là sao cho cuộc sống của họ được thuận lợi dưới thời chính quyền mới trong Nhà Trắng.
Nhưng ở đây có một mục… Nợ của Hoa Kỳ không kiểm soát nổi và đang tiến gần mốc 20 nghìn tỷ USD. Thế mà xét theo lời hứa của Clinton, lĩnh vực xã hội sẽ chỉ mở rộng thêm. Có nghĩa là cần thêm tiền cho việc này. Nhưng nhà lãnh đạo tiềm năng của Hoa Kỳ định kiếm tiền ở đâu ra? Rõ ràng, chỉ đơn giản là uỷ thác cho Quốc hội xem xét khả năng tăng mức trần nợ. Tuy nhiên trong tình huống này, như các chuyên gia cảnh báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế qua một vài năm sẽ lui về số 0.
Đây cũng chính là điều mà ứng viên Donald Trump muốn tránh. Các mục của ông này đề ra có nhiều hơn một chút — gồm bảy điểm. Về cơ bản ông muốn dọn dẹp thị trường nội địa khỏi các hàng nhập khẩu. Vấn đề đã đi tới chỗ hoạt tính kinh doanh tại Hoa Kỳ giảm xuống đến nhịp độ báo động. Người Mỹ lẽ ra sẽ vui mừng mở ra doanh nghiệp mới, thế nhưng các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc ngang ngạnh không chịu lui một bước nào. Trong số các phương án có thể — nâng thuế với hàng nhập khẩu. Điều này cần trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của kinh doanh tại Hoa Kỳ. Đến lượt nó, có thể dẫn đến thay đổi tổng thể tình hình kinh tế. Liệu Trump có cơ hội sử dụng mô hình này chăng nếu thành Tổng thống? Đó là vấn đề. Ông ta sẽ phải hầu như tuyên chiến với Quốc hội, đối tượng mà thành công của việc này phải phụ thuộc phần nhiều.