— Thưa ông Nikolai Platonovich, xin ông cho đánh giá tổng quan về tình hình an ninh hiện nay trên vũ đài quốc tế và tại những khu vực riêng biệt?
— Bối cảnh thế giới không trở nên đơn giản hơn. Đang gia tăng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về ảnh hưởng toàn cầu và sử dụng các nguồn lực của thế giới. Tham vọng quá mức của một số nước tạo ra những thách thức và mối đe dọa mới với an ninh ở những khu vực khác nhau trên thế giới và đã thành trở ngại nghiêm trọng ngăn cản huy động nỗ lực song phương và đa phương nhằm khắc phục tình hình khủng hoảng.
Trong những mối đe dọa đối với an ninh đất nước, vẫn như trước đây phải kể đến việc mở rộng tiềm năng vũ lực của NATO và tổ chức này tự cho có chức năng toàn cầu, triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của các nước thành viên trong khối Liên minh đến gần biên giới của Nga, việc điều động bố trí các loại hình vũ khí mới, tạo lập hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu.
Mối đe dọa chưa từng có với hòa bình và an ninh quốc tế vẫn là chủ nghĩa khủng bố, trong đó tiêu biểu là tổ chức khủng bố quốc tế "Nhà nước Hồi giáo của Iraq và Levant".
Theo đề nghị của ban lãnh đạo hợp pháp Syria hợp pháp kể từ mùa thu năm 2015 Liên bang Nga đã tích cực tham gia tiêu diệt bọn khủng bố trên lãnh thổ nước Cộng hòa Ả Rập Syria.
Hiện đang tiếp tục diễn ra căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Hoạt động của ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên bị Hoa Kỳ sử dụng phục vụ cho lợi ích riêng của nước Mỹ. Lấy cớ bảo vệ chống lại đe dọa quân sự từ Bắc Triều Tiên, họ tăng cường hiện diện ở Đông Bắc Á, kích động làm nóng thêm bầu không khí mâu thuẫn bằng lối phô trương lực lượng trong các cuộc tập trận quy mô cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như cố gắng thiết lập trong khu vực các thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu.
Hai năm trước đây, trong số lượng các điểm nóng khu vực mở rộng thêm cả Ukraina. Washington và Brussels dành hỗ trợ ráo riết trong việc tổ chức cuộc đảo chính bất hợp hiến ở Kiev. Kết cục là khơi ngọn lửa nội chiến âm ỉ ở miền đông, mà chính quyền Ukraina không muốn chấm dứt, phá hoại việc thực hiện các nghĩa vụ mà chính họ đã cam kết.
- Ông đã phác ra bức tranh không giản đơn về những gì đang diễn ra trên thế giới. Liệu Nga có vững vàng trên thế chủ động khi phải đối mặt với những thách và đe dọa thức ngày càng tăng?
— Bất luận tình hình hiện nay trên thế giới khó khăn phức tạp đến đâu, Nga vẫn kiên quyết tuân thủ tầm nhìn nhất quán về an ninh toàn cầu. Bản chất của tầm nhìn này là đơn giản: quyền thượng tôn của luật pháp quốc tế, ưu tiên cho giải pháp hòa bình tháo gỡ xung đột trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế hiện có dẫn đầu bởi Liên Hợp Quốc, không cho phép dùng lối thỏa thuận hậu trường và hành động đơn phương, khối chính trị, không chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của các quốc gia chủ quyền.
Hiên đang tiến hành công việc phối hợp để xác định rõ những thách thức và mối đe dọa an ninh quốc gia. Phát triển đối thoại trong khuôn khổ SNG, CSTO, SCO và BRICS.
- Hoa Kỳ vẫn tung ra những lời lẽ hùng biện chống Nga song song với gây áp lực chưa từng thấy vào nước Nga thân thiện. Các thành tố của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang triển khai ở Ba Lan, Romania và Hàn Quốc. Liệu Hoa Kỳ và Nga có thể tiếp tục hợp tác mang tính xây dựng trong các vấn đề bức thiết về an ninh quốc tế?
— Chúng ta sẵn sàng hiệp lực với đối tác Hoa Kỳ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau. Hiện thời, người Mỹ liệt Nga vào số những mối đe dọa cơ bản với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Không thể không ngạc nhiên rằng, Washington tuân theo những tiêu chí nào để xếp Nga ngang hàng với LIH và Ebola trong Chiến lược an ninh quốc gia của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Phương cách bảo vệ chống lại cáo buộc "mối đe dọa Nga" đang gây nghi vấn. Quí vị đề cập tới việc triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa trên biên giới của Nga. Từ những căn cứ này có thể phóng tên lửa hành trình mà trong phạm vi hủy diệt có rất nhiều chủ thể cơ sở hạ tầng chiến lược của Nga. Người Mỹ, tất nhiên, phủ nhận khả năng như vậy, nhưng lại không hề đưa ra được luận chứng thực tế để lý giải mọi sự theo ý họ.
Như kinh nghiệm lịch sử đương đại cho thấy, quan hệ tương hỗ của Nga và Hoa Kỳ sớm hay muộn rồi cũng sẽ trở lại quỹ đạo bình thường — bởi căng thẳng như hiện nay hoặc thầm chí tồi tệ hơn đều không đáp ứng cho lợi ích của cả Matxcơva và Washington.
- Sự kiện đáng chú ý là hội nghị thượng đỉnh NATO vừa tổ chức tại Warszawa. Liệu có thể giải thích các quyết định thông qua ở đó như là phiên bản học thuyết quân sự của khối Liên minh nhằm trung hòa ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga trong các công việc thế giới?
— Các đơn vị trong bộ máy của Hội đồng An ninh Liên bang Nga đã phân tích những văn bản chính thông qua tại thủ đô Ba Lan, cũng như các hoạt động xung quanh. Trên cơ sở đó, có thể đi tới kết luận dường như khá bất ngờ: trong các văn bản chính không nói gì đến học thuyết quân sự của NATO. Chỉ có duy nhất văn kiện nói về thực hiện chiến lược mà NATO theo đuổi kể từ sau khi kết thúc "chiến tranh lạnh". Hội nghị thượng đỉnh phô trương rằng khối Liên minh không bao giờ từ bỏ học thuyết đã vạch ra trong thời gian đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường.
Hãy xem các khái niệm mà Brussels sử dụng. "Kiềm chế", "trấn áp", "đẩy lùi" — chẳng lẽ đó lại là từ vựng tương thích với hình ảnh một tổ chức có phạm vi toàn cầu và năng lực toàn diện, như các tuyên truyền viên của Brussels cố công xây dựng? Khái niệm như vậy phù hợp hơn với dạng liên kết khối quân sự-chính trị truyền thống, mà ưu tiên là ràng buộc các nước yếu hơn chịu phụ thuộc nước mạnh để thực hiện nhiệm vụ có lợi cho siêu cường cầm đầu.
Các kịch bản mà khối này thi hành trong tập trận đều không đặt nhiệm vụ trung tâm là đấu tranh chống khủng bố hay khắc phục hậu quả thiên tai, tập trận của họ luôn lặp đi lặp lại các khuôn mẫu "chiến tranh lạnh", dù là trong quy mô nhỏ hơn.
- Ông đánh giá như thế nào về tình hình Syria và những triển vọng giải quyết vấn đề Syria nói chung?
— Syria đã trở thành nạn nhân của "tiêu chuẩn kép" trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, khi cả phương Tây cũng như những cầu thủ khu vực riêng biệt đều theo đuổi lợi ích riêng của họ. Bị thua thiệt trong trò chơi này là người dân Syria.
Chính vì thế chúng tôi đang kêu gọi đặt khía cạnh nhân đạo của cuộc xung đột Syria lên vị trí hàng đầu. Bộ Các tình huống khẩn cấp và Bộ Quốc phòng Nga liên tục thực hiện cung cấp viện trợ nhân đạo cho cư dân Syria.
Ngoài LIH, một hiện thân của mối dọa đáng kể là nhóm "Dzhebhat en-Nusra", mà cộng đồng quốc tế đã xếp vào loại khủng bố. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, hơn một nửa số chiến binh tại Aleppo đang chiến đấu trong hàng ngũ của nhóm này. Việc đổi tên thành "Dzhebhat Fatah al-Sham" không biến nó thành "phe đối lập vừa phải". Dù nhóm vũ trang có xưng danh như thế nào nhưng sử dụng phương pháp khủng bố, thì nó không có chỗ ở bàn đàm phán mà phải bị tiêu diệt.
Vấn đề then chốt trên con đường loại bỏ "Dzhebhat en-Nusra" là cần phải phân tách cái gọi là "đối lập ôn hòa" khỏi bọn này. Tuy nhiên, bất kể tất cả các thỏa thuận Nga-Mỹ liên quan, Washington vẫn tỏ ra không đủ khả năng, hoặc không có nguyện vọng thực hiện nhiều lời hứa với chúng ta. Khác với Matxcơva, phía Washington không hoàn thành nghĩa vụ cam kết của mình.
Chúng ta còn nhớ ngày 17 tháng Chín, người Mỹ đã tấn công vào lực lượng quân đội Chính phủ Syria đang bao vây LIH tại Deir Ez-Zorom ("do nhầm lẫn" như sau này họ nói!). Mà suốt trong thời gian đó, Washington sử dụng chiêu thức trì hoãn kéo dài những cuộc đàm phán với phía Nga hàng ngày để điều chuyển chiến binh. Hôm nay chúng ta đang thấy kết quả: Trên lãnh thổ Syria ngày càng nhiều các băng nhóm làm việc với Hoa Kỳ và sáp nhập với "Dzhebhat al-Nusra".
Cuối cùng, Hoa Kỳ lộ mặt hoàn toàn đang theo tuyến chính sách "tiêu chuẩn kép" khi cách đây vài hôm họ công bố hủy đối thoại với Nga về chủ đề Syria.
Tuy nhiên, chúng ta không mất hy vọng rằng nhãn quan xây dựng và lành mạnh ở Washington rồi sẽ được khôi phục.