Giáo sư Nga đã nhầm lắm chăng?

© Flickr / manhhaiSài Gòn, 1906
Sài Gòn, 1906 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Từ 120 năm trước, Giáo sư Simonov người Nga đã đưa ra phân tích thú vị về cuộc sống ở Việt Nam thời đó và dự báo đáng chú ý về triển vọng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước phương Nam. Đó là nội dung trong bài viết kế tiếp thuộc chuyên mục "Nhìn lại ngày hôm qua".

Trong hành trình năm 1894 theo yêu cầu công việc đến vùng Viễn Đông, Simonov đã  trải mấy  ngày ở Nam Kỳ. Đất nước xa xôi này khiến ông quan tâm đến mức năm 1897, ông xin nghỉ phép liền ba tháng và đi khắp Việt Nam. Những điều tai nghe mắt thấy được GS Nga mô tả trong ghi chép, xuất bản ở St-Petersburg. Trong tập chi chép này chứa đựng không ít thông tin hấp dẫn. Hóa ra là ngay từ những năm cuối thế kỷ 19 đã có hai công ty vận tải biển của Nga thực hiện các chuyến tàu tới Việt Nam. Còn kiến ​​nghị của Simonov, hướng dẫn khi tới Việt Nam nên ăn mặc, giày dép như thế nào thì đến tận hôm nay vẫn là lời khuyên thiết thực và hữu ích cho các du khách. 

Sài Gòn năm 1896 - Sputnik Việt Nam
Đến với Sài Gòn cách đây 122 năm

Vị GS Nga đã không bỏ qua mà dành sự quan tâm tìm hiểu truyền thống, phong tục, tính cách người dân Việt — sáng dạ, chăm chỉ lao động, những phẩm chất đầy ý nghĩa to lớn đối với những ai có gia đình và sùng kính thờ phụng tổ tiên. GS Simonov ghi chú: "Người Việt biết ơn tổ tiên và những công dân vĩ đại của đất nước, đã cứu quê hương hoặc làm rạng danh đất nước mình, nhưng đồng thời nói chung ở người Việt Nam hiện hữu đủ mức thờ ơ tôn giáo". Đồng thời, Simonov ghi nhận ảnh hưởng to lớn của Nho giáo trong tính cách người Việt Nam. Ông trích dẫn lời dạy của Khổng Tử: "Không để lộ suy nghĩ của mình ngay cả cho anh em trai" và nói thêm: "Hãy thử khơi dậy ở người Việt sự chân thành — chỉ phí công. Thậm chí nếu thu thập tất cả các chứng cớ quả tang để buộc tội, thì hoặc người đó không bao giờ thừa nhận hành động của mình, hoặc sau một thời gian dài sẽ nói: "Chuyện đó lâu rồi, tôi đã quên mất". Simonov nhận thấy rằng không ít người Việt ham mê các trò chơi và giải trí. Họ có thể thua mất hết cả tiền bạc của mình, túm tụm cả ngày trước cửa đền chùa để chờ đợi sự kiện hay là cuộc rước lễ ngoạn mục nào đó.

Một phần quan trọng trong tập ghi chép được dành để phân tích chính sách cai trị thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Bác học Nga cho rằng, khi thiết lập một trật tự mới, những kẻ chinh phục Tây phương đã không tính đến thực tế rằng trước họ là một dân tộc bản địa phương Đông, với nề nếp và những thói quen riêng. "Từ 300 năm trước khi Chúa Kitô ra đời, người Việt đã chiến đấu chống Trung Quốc vì nền độc lập của đất nước. Quốc gia tự chủ, còn cư dân là những người yêu nước. Với sự xuất hiện của người Pháp, họ nhìn thấy sự xâm phạm vào tất cả những gì họ yêu quý và tôn trọng. Hệ quả đã là cuộc chiến tranh du kích".

GS Nga cũng dành chú ý cho Sài Gòn, mà ông gọi là "thành phố đáng mến". Vừa vặn trong thời điểm đó ở đây đã xây dựng một nhà hát mới, và Simonov thán phục mô tả tòa nhà tráng lệ, có hệ thống nhân tạo làm mát không khí. Đến nghỉ ở những khách sạn nổi tiếng hơn cả vào thời điểm đó là "Continental" và "Olivier", Simonov khá choáng vì "giá rẻ một cách thần thoại". Nhân đây cần nói thêm, cho đến nay, mức giá khách sạn Sài Gòn và các thành phố khác của Việt Nam vẫn thấp hơn so với mức giá ở Nga.

© Flickr / manhhaiSài Gòn
Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Sài Gòn

Trong cái nhìn của du khách Nga Simonov, khu vực Pháp của Sài Gòn tỏ ra được bảo dưỡng khá tốt. Tuy nhiên, — như ông nhận xét — tại các khu phố Việt, hầu như không ai nghĩ đến tu bổ. Theo quan điểm của ông, một cái sai thời đó là vấn đề dành hỗ trợ y tế cho cư dân địa phương. Lẽ ra cần đào tạo các bác sĩ người Việt, bố trí cho những người tốt nghiệp trường phổ thông được học tập ở các trường chuyên y khoa. Bệnh nhân là cư dân địa phương hẳn sẽ dành sự tin cậy lớn cho những chuyên viên y tế là đồng bào của họ, — GS  Nga viết.

Kể về những trường học tiếp nhận người Việt, Simonov nhận xét rằng, đáng tiếc là những cơ sở đào tạo này không sẵn sàng tham gia thúc đẩy thương mại, không phát triển doanh nghiệp thực tế. Do đó, hầu hết các giao dịch thương mại đều do người Trung Quốc tiến hành.                         

Huế - Sputnik Việt Nam
Vị bá tước Nga được vua Thành Thái tặng huy chương
Nhà sử học Matxcơva, PGS-TS Maxim Syunnerberg nêu ý kiến: " Thật kỳ lạ là từ gần 120  năm trước đây, Simonov đã chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự phồn vinh thịnh vượng của đất nước Việt Nam trong tương lai phải là khai thác than đá, tổ chức các đồn điền trồng chè, cà phê và thuốc lá, phát triển các mỏ quặng… Giả sử  Simonov có dịp ở Việt Nam thêm vài tháng nữa, hẳn là ông sẽ bàn đến tương lai dầu khí của Vũng Tàu…".

Xin nhắc rằng, những nhận xét trên đây là quan sát của nhà khoa học Nga Simonov, người đã ở Việt Nam vài ngày trong năm 1894 và ba tháng trong năm 1897.

Theo đánh giá của bạn, những ghi chép của Simonov sau chuyến du ngoạn Việt Nam có đúng không, và quan sát của vị GS Nga 120 năm trước đã lầm ở điểm nào?

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала