Bầu Kissinger làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga? Tôi phản đối!

© AP Photo / Richard DrewHenry Kissinger
Henry Kissinger - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong bài viết của mình, bình luận viên Sputnik Vietnam Piotr Tsvetov lưu ý rằng, gần đây Hội nghị toàn thể của Viện hàn lâm khoa học Nga đã bỏ phiếu bầu ông Henry Kissinger làm thành viên nước ngoài của cộng đồng khoa học đáng trọng này.

Phải, đó chính Henry Kissinger, ngoại trưởng Mỹ dưới thời các Tổng thống Nixon và Ford, trưởng đoàn đàm phán Paris với ông Lê Đức Thọ để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, người được trao giải Nobel Hòa bình.

Henry Kissinger - Sputnik Việt Nam
Henry Kissinger được phong viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga
Tại sao lại cho rằng Henry Kissinger có thể đóng góp cho khoa học Nga, nâng cao uy tín của Nga, và chính vì lý do đó mà ông ta được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga — bình luận viên Piotr Tsvetov cũng như nhiều người Nga khác không thể nào hiểu được. Phải, Kissinger đã viết nhiều cuốn sách về chính trị và quan hệ quốc tế, nhưng đó đâu phải là nghiên cứu khoa học, mà chỉ là suy luận về những gì đã trải nghiệm mà thôi. Kissinger chắc chắn là một người thông thái, và không thể khác được được, vì ông ta đã bắt đầu "sự nghiệp lao động" của mình trong ngành tình báo, sau đó tham gia các hoạt động bí mật của quốc Mỹ ở Đông Dương, Chile và Trung Đông.

Tuy nhiên, vai trò của Kissinger trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam khó có thể được gọi là gìn giữ hòa bình. Cũng giống như ông chủ của ông ta là Tổng thống Nixon, Kissinger hiểu rằng Mỹ không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống nhân dân Việt Nam. Mỹ cần phải rút khỏi Việt Nam nhưng không phải trong ô nhục, vì vậy mà người phụ trách chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã cố gắng thương lượng với miền Bắc Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc. Kết thúc chiến tranh ở Việt Nam cũng cho phép Mỹ để tiết kiệm tài chính để tiến hành các hoạt động khác, như hủy diệt Liên Xô chẳng hạn. Vì vậy, khó có thể nói rằng Kissinger đã nỗ lực vì hòa bình.

Đáng tiếc là một người như vậy lại trở thành viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga. Ông Tsvetov nhắc đến các thành viên nước ngoài khác của Viện khoa học Nga mà ông quen biết. Đó là các nhà khoa học Việt Nam như Nguyễn Văn Hiệu và Trần Đình Long. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu là nhà vật lý lý thuyết, làm việc nhiều năm tại Viện nghiên cứu Hạt nhân ở Dubna, lãnh đạo phòng thí nghiệm tại đó và cùng với các đồng nghiệp Liên Xô ông đã được trao giải thưởng Lênin về khoa học. Trần Đình Long là nhà thực vật học, di truyền học, các công trình của ông không chỉ có lợi cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, mà là đóng góp quan trọng đối với khoa học về thiên nhiên của thế giới. "Đó mới là các học giả thực sự. Đối với họ, tôi bỏ phiếu bằng cả hai tay, nhưng với Kissinger thì không!" ông Piotr Tsvetov kết luận bài viết của mình.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала