Điều chính là đặt tiêu đề giật gân và bóp méo sự thật. Gia vị cho món ăn này là những lời nói dối.
Cần phải tẩy não từ khi còn nhỏ. Ban biên tập của một đài phát thanh Đức làm đúng theo công thức này. Trong một chương trình dành cho trẻ em với cái tên dễ thương "Kakadu", đài Deutschlandradio kể một câu chuyện kinh dị về mối đe dọa từ phía Nga. Trong câu chuyện này Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande cố gắng ngăn chặn nước Nga và Tổng thống Nga. Người dẫn chương trình cho biết, Putin là người không tuân thủ các quy tắc quốc tế, Putin chịu trách nhiệm về việc những người tị nạn từ Syria đổ xô tới Đức. Phương tiện duy nhất để ngăn chặn Putin là lệnh trừng phạt. Tiếp sau đó người dẫn chương trình giải thích rõ các biện pháp trừng phạt là gì. Đây là một chương trình giáo dục dành cho thế hệ trẻ của EU!
Công nghệ do các tác giả chương trình sử dụng không phải là độc đáo. Đã từ lâu các phương tiện truyền thông phương Tây sánh được với nhà máy sản xuất thông tin sai sự thật về Nga. Công nghệ này là đơn giản và được thực hiện một các tự động. Một thí dụ gần đây là bài viết xuất hiện trên trang web của kênh truyền hình Pháp BFM TV trong đó kể về 40 triệu người Nga thực hiện các hành động chuẩn bị sẵn sàng trước một cuộc tấn công hạt nhân từ phía phương Tây. Tác giả bài báo mô tả như vậy các bài tập huấn luyện người dân trong khuôn khổ cuộc diễn tập phòng thủ dân sự toàn Nga đã diễn ra vào đầu tháng Mười. Tức là, theo tác giả, đây không chỉ đơn giản là những bài tập phòng thủ dân sự (những bài tập như vậy thường được tổ chức ở nhiều nước, nếu không phải ở hầu hết các nước), mà cụ thể là "phòng chống cuộc tấn công hạt nhân" từ phía phương Tây. Trong khi đó tác giả trích dẫn thông tin của kênh truyền hình Nga "Zvezda", và đặc biệt nhấn mạnh rằng, kênh truyền hình này do Bộ Quốc phòng Nga quản lý. Mặc dù tất cả các kênh truyền hình trung ương và khu vực của Nga đã đưa tin về các bài tập đó.
Ngoài ra, để tăng độ tin cậy cho bài báo, họ trích dẫn tài liệu tham khảo là thông điệp chính thức của Bộ Quốc phòng Nga. Nhưng, khi bạn nhấp vào nó, bạn đi thẳng vào trang web của Bộ Các tình huống khẩn cấp của Nga. Chính trang này đăng một báo cáo về kết quả của các bài tập. Tuy nhiên, chắc là không có nhiều độc giả Pháp nhấp chuột vào liên kết này, và tất nhiên, họ không chú ý đến tên gọi của cơ quan! Song, nhiều khả năng đây không phải là mục tiêu chính của tác giả bài báo. Xét theo mọi việc, mục tiêu chính là gieo rắc nỗi sợ hãi, lại một lần nữa tạo hình tượng Nga là "kẻ xâm lược". Tuy nhiên, trong trường hợp này có một điều cần được làm rõ hơn. Theo bài báo, người Nga đã tập luyện để sẵn sàng đánh trả các cuộc tấn công từ phương Tây. Thế thì ai là kẻ xâm lược?
Câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao phương Tây tự hù dọa bản thân với "mối nguy cơ" từ phía Nga?— là rất đơn giản và dễ hiểu. Tốt hơn là nói về những mối đe dọa từ bên ngoài không hề tồn tại trên thực tế chứ không phải về những vấn đề nội bộ thực sự. Và các cơ quan công lực lợi dụng tình huống này để làm gia tăng chi tiêu ngân sách và nâng cao vị trí vai trò của họ. Một thí dụ điển hình là tuyên bố gần đây của người đứng đầu Cơ quan tình báo MI5 của Anh Andrew Parker nói rằng, Nga là mối đe dọa ngày càng tăng đến sự ổn định của Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, các chuyên gia của bộ máy tuyên truyền phương Tây không nên đi quá xa. Bởi vì không thể thường xuyên lừa bịp người dân, "hù dọa" họ bằng những câu chuyện kinh dị. Cuối cùng họ sẽ không còn tin vào thông tin của báo chí, và sau đó không còn tin vào các chính trị gia.