Từ kỷ lục 120 triệu tấn ngũ cốc vừa thu hoạch trong năm nay, khoảng 40 triệu tấn dư thừa sẽ dùng để xuất khẩu. Đây là con số nhiều hơn đáng kể so với bất kỳ nước cung cấp lương thực nào khác trên thị trường nước ngoài. Theo thống kê, thu nhập của Nga từ việc bán ngũ cốc đã vượt quá số tiền thu được từ bán vũ khí.
Ngành trồng lúa trong nước đóng góp vào kho 1,2 triệu tấn. So với thu hoạch ngũ cốc120 triệu tấn nói chung thì đây là một con số dường như không đáng kể. Nhưng hãy nhìn từ góc độ khác. Đối với Nga, điều kiện khí hậu cho việc trồng lúa không phải là thích hợp nhất, thì vụ thu hoạch 1,2 triệu tấn — không chỉ là một kỷ lục trong lịch sử. Đây là một chỉ số cho phép tuyên bố: Nga trở thành nước tự cung tự cấp "bánh mì thứ hai".
Thành tựu của những người trồng lúa trong nước không phải là điều gì đó bất ngờ, — Phó Giám đốc Viện nghiên cứu thị trường toàn Nga Vitaly Frantsuzov nhận xét.
«Điều gì đáng ngạc nhiên khi sản xuất lúa phát triển nhanh ở khu vực phía nam, trước hết là ở vùng Krasnodar. Trong 10 năm qua, mức thu hoạch đã tăng gấp đôi, trong khi diện tích trồng lúa chỉ tăng một phần ba. Trước đây, Nga đã là một nước nhập khẩu ròng gạo, mỗi năm mua khoảng nửa triệu tấn. Và trong 9 tháng đầu năm 2016, lượng nhập khẩu và xuất khẩu gạo đạt 137,6 và 135,5 tấn tương ứng, như vậy gần như bằng nhau. Điều này có nghĩa là Nga trở thành nước tự túc lúa gạo. Tất nhiên, không có nghĩa là Nga sẽ không nhập khẩu gạo nữa. Để duy trì sự đa dạng các loại gạo trên kệ hàng siêu thị trong nước, giống gạo ngoại vẫn sẽ được đưa vào như trước, chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam».
Giải thích hiện tượng "đột phá lúa" ở Nga, nhiều chuyên gia đã nêu lên hai động cơ chính. Kể từ giữa những năm 2000, giá gạo thế giới tăng mạnh, trong vòng 10 năm, gạo đã tăng giá 2,5 lần. Tại thị trường trong nước, giá của nó đã tăng từ 10 đến 25 rồi 30 nghìn rúp/ tấn. Đối với nghề nông, lúa đã trở thành cây trồng có lợi nhuận. Cần nói thêm rằng, kể cả bây giờ, khi đất nước vừa thu hoạch một vụ mùa kỷ lục, giá gạo vẫn không giảm. Ngoài ra, mối quan tâm đến sản xuất gạo còn do đơn đặt hàng của quân đội "làm nóng" thêm. Bộ Quốc phòng Nga vào năm 2011 đã ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng mới cho lính nghĩa vụ. Theo tài liệu này, các món ăn phụ phổ biến và cháo ngũ cốc lúa mạch và lúa mì bị loại khỏi khẩu phần quân đội. Chúng đã được thay thế bằng gạo và kiều mạch — những ngũ cốc đắt hơn, nhưng ngon hơn.