Cách đây sáu năm Việt Nam và Nga đã ký kết thỏa thuận về xây dựng nhà máy điện hạt nhân "Ninh Thuận-1". Để thực hiện dự án này phía Nga đảm bảo sẽ cho Việt Nam vay 8 tỷ USD, và đã dự định thu hút nhiều công ty Việt Nam tham gia thực hiện các công việc: nội địa hóa có thể đạt tới 40%.
Ban đầu, các công việc xây dựng dự kiến bắt đầu vào năm 2013, và năm 2020 nhà máy phải được vào hoạt động. Tuy nhiên, vào năm 2013, tức là năm đáng lẽ phải bắt đầu các công việc xây dựng, dự án đã bị hoãn lại 4 năm theo yêu cầu của phía Việt Nam, và thời gian đưa vào vận hành bị hoãn đến những năm 2023-2024. Năm ngoái, theo yêu cầu của phía Việt Nam, dự án lại bị trì hoãn đến những năm 2027-2028. Và bây giờ nói về việc dừng hoàn toàn dự án này.
Quyết định này không gây bất ngờ cho các chuyên gia Nga.
Một nguồn tin ẩn danh trong Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga "Rosatom" cho biết rằng, "Diễn biến tình hình đã phát triển theo hướng này. Trong sáu năm qua chúng tôi đã mong đợi rất nhiều điều từ các đối tác Việt Nam. Nhưng, phía Việt Nam không thực hiện dù một bước thực tế nào để thực hiện dự án này. Họ cũng hầu như không làm được gì để xây dựng ở Việt Nam Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân cần thiết cho một quốc gia làm những bước đầu tiên trong ngành công nghiệp hạt nhân. Kết quả thực tế duy nhất trong 6 năm qua — khai mạc Trung tâm Thông tin Năng lượng nguyên tử tại Hà Nội vào năm 2012. Nhưng, đầu tư vào Trung tâm này chỉ chiếm 250 nghìn USD — như một giọt nước trong biển cả so với khoản tín dụng mà Nga sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Nếu nói về dự thảo nghị quyết dừng thực hiện dự án do Chính phủ Việt Nam đề xuất, thì nguồn tin trong Rosatom ghi nhận rằng, tập đoàn nhà nước Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, chính phía Việt Nam có quyền thông qua quyết định về việc xây dựng hay không xây dựng, cũng như về thời gian xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Rosatom sẵn sàng dành sự hỗ trợ vào thời điểm thích hợp cho các đối tác Việt Nam.