Hóa ra có những điểm chung giữa họ, — nhà khoa học chính trị Nga, giáo sư Vladimir Kolotov cho biết. Cả Khổng Tử và Sherlock Holmes có những câu nói liên quan trực tiếp đến một hiện tượng khá phổ biến hiện nay được gọi là "thông tin ma" (thông tin tưởng tượng).
"Các phương tiện truyền thông hiện đại đang sử dụng hàng loạt thông tin ma. Điều này được thực hiện để người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin có cái nhìn méo mó về thực tại. Ví dụ, kể từ tháng 5 đến tháng 9, một số phương tiện truyền thông và mạng xã hội ở Việt Nam đã mở rộng chiến dịch thông tin đầy ẩn ý rõ ràng chống lại Nga, tấn công vào các nhà lãnh đạo của Nga. Một cái cớ cho điều đó là thông tin về cuộc tập trận hải quân Nga-Trung, dường như các bài tập sẽ được tổ chức trong khu vực có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông. Bằng cách này đã áp đặt kết luận tiêu cực về bản chất sự hợp tác Nga-Trung Quốc dường như nhằm chống lại Việt Nam".
Giáo sư Kolotov cho rằng, những người tổ chức chiến dịch thông tin này không chú ý đến quy tắc của Sherlock Holmes giải thích phải làm thế nào để không gặp rắc rối. Theo ý kiến của nhân vật thám tử lừng danh, điều quan trọng nhất — nên xây dựng lý thuyết dựa trên các sự kiện có thật chứ không phải điều chỉnh các sự kiện cho phù hợp với một lý thuyết đã được xây dựng trước.
Trên thực tế cuộc tập trận hải quân đã diễn ra ở ngoài khơi trong khu vực giữa tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam của Trung Quốc, và không liên quan đến các vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác.
Báo chí Việt Nam đã giới thiệu bản dịch của một cuộc phỏng vấn với Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, trích dẫn lời nói như sau: "Nga sẽ giúp Trung Quốc bảo vệ các đảo nhân tạo đang tranh chấp, nếu cần". Lời tuyên bố hết sức sai trái và phi lý này khiến chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu về vị đô đốc Mỹ, làm sáng tỏ liệu ông ta đã nói như vậy hay không. Kết quả là thế nào? Trước hết, tờ báo của Việt Nam đã đăng tải hình ảnh của một người lính dũng cảm. Hoá ra đây là một tấm ảnh cũ, và trên các bức ảnh gần đây nhất chúng ta thấy một cụ già còng lưng — vị đô đốc 89 tuổi. Hơn nữa, ở Hoa Kỳ nhân vật này là khá tai tiếng. Ví dụ, gần đây ông đã nói rằng, Giám đốc đương nhiệm CIA đã cải sang đạo Hồi. Nếu nói về sự trợ giúp của Nga cho Trung Quốc, thì cựu đô đốc James Lyons thực sự đã nói rằng, "Nga sẽ giúp Trung Quốc bảo vệ các đảo san hô vòng tranh chấp, nếu cần" (Russia will help China defend the contested atolls if need be). Tức là ở đây nói về các đảo hình thành một cách tự nhiên chứ không phải về các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông. Còn có một điều phi lý nữa — không có lý do gì để quả quyết về một liên minh quân sự giữa Trung Quốc và Nga. Theo Hiến pháp Trung Quốc, quốc gia này không được phép tham gia khối quân sự với bất cứ nước nào.
Giáo sư Kolotov phân tích cấu trúc "thông tin ma" đầy ẩn ý chống lại Nga:
Sau thông tin đáng tin cậy về các bài tập quân sự Nga-Trung sắp tới, họ đã gắn kết khối tin sai sự thật: dường như cuộc tập trận này nhằm chống Việt Nam, về việc quân đội Nga sẽ bảo vệ các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc, về liên minh quân sự Nga-Trung Quốc. Ngoài ra, thay cho hình ảnh thực tế của đô đốc Mỹ họ đã đăng tải bức ảnh cũ, không nói gì về việc đây là một nhân vật tai tiếng gắn liền với những scandal, hơn nữa đã sửa đổi câu nói quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn của ông. Kết quả là đã tạo ra hình mẫu tiêu biểu của "thông tin ma" để hiểu biết của độc giả về thực tại bị méo mó.
Chính bởi vậy nếu chính trị gia hoặc nhà hoạt động xã hội dựa vào "thông tin ma" chứ không phải vào các thông tin chính xác trong các công việc của mình, thì nhất định phải đứng trước sự lựa chọn cay đắng: sai lầm hoặc nguy hiểm. Đây không phải là sự lựa chọn tối ưu, và sai lầm có thể phải trả giá rất cao.
Giáo sư Kolotov cho rằng, thông tin ma là rất nguy hiểm bởi vì chúng thổi phồng các mặt tiêu cực khiến tâm trạng trong xã hội thay đổi theo hướng nhất định, ảnh hưởng đến các chính trị gia khi họ thông qua quyết định. Trong năm 1964, các chuyên gia Mỹ về chiến tranh thông tin đã tạo ra một thông tin ma được gọi là "Sự kiện vịnh Bắc Bộ", tạo cái cớ để Hoa Kỳ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược chống lại miền Bắc Việt Nam. Cuộc xâm lược đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Việt Nam và hàng chục ngàn người Mỹ.
Theo ý kiến của chuyên gia Nga, trong trường hợp này, thông tin ma có mục đích bôi nhọ quan hệ Việt-Nga trước thềm Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Nga cũng như với các thành viên khác của Liên minh kinh tế Á-Âu đi vào hiệu lực. Ở đây chúng tôi xin nhắc nhở câu nói của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Nguyễn Thế Kỷ nói: