Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chuyên gia Nga: lại đến "mùa thấp điểm" ở Biển Đông

© AFP 2023 / ROLEX DELA PENA / POOLBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong quá trình cuộc họp song phương với các nhà lãnh đạo của Philippines và Việt Nam bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi hai bên giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trên cơ sở song phương.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề nghị Tổng thống Rodrigo Duterte chuyển tranh chấp thành "cơ hội cho sự hợp tác thân thiện", và cũng đề nghị Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  "đặt mọi bất đồng ý kiến sang một bên và bắt đầu cùng phát triển" vùng biển. Chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga Anton Tsvetov bình luận với Sputnik về những đề xuất mới của Trung Quốc.

Cam Ranh - Sputnik Việt Nam
Tin tốt lành từ bờ Biển Đông

Việt Nam và Philippines là hai nước tham gia tích cực nhất về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông từ các nước Đông Nam Á. Trung Quốc luôn luôn đề nghị họ giải quyết tranh chấp bằng định dạng song phương, trong khi đó, các nước nhỏ có truyền thống ủng hộ  đàm phán đa phương. Đó là điều không trùng hợp phương pháp tiếp cận — một vấn đề cũ, nhưng tại sao bây giờ, một lần nữa vấn đề lại được nêu lên, và thậm chí ở cấp cao nhất?

Những người theo dõi sát sao tình hình Biển Đông đêù biết rằng, mùa cao điểm căng thẳng nhất ở đây  là từ giữa tháng 5 cho đến cuối mùa hè. Thông thường, chính trong giai đoạn này, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có hiệu lực, thường xảy ra nhiều sự cố  và đụng độ. Tất cả những điều này thường đi kèm với các cuộc tấn công hoa mỹ và áp lực ngoại giao lẫn nhau. Như một quy luật, đến mùa thu thì mọi cái đầu nóng đều hạ nhiệt và các bên cố gắng tiếp cận một cách thỏa hiệp,họ hiểu rằng quan điểm của họ không thể dung hòa và đến đầu tháng Năm năm tới, tất cả lại bắt đầu như cũ.

Các bên tranh chấp tiến đến "mùa thấp điểm" hiện nay trong một tình huống khá bất thường. Hồi mùa hè, Tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague đã đưa ra phán quyết có lợi cho phía Philippines về yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, và  giới quan sát chờ đợi hoạt tính ngoại giao bùng nổ, có thể kèm theo leo thang quân sự. Tuy nhiên, phản ứng quốc tế về quyết định của tòa án trọng tài là khá yếu ớt, nhất là  sau thực tế, Tổng thống Philippine vừa được bầu  Rodrigo Duterte không sử dụng phán quyết này để gây áp lực với Trung Quốc. Thay vào đó, ông bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và  hồi mùa thu  vừa qua đã có chuyến thăm khá thành công tại Bắc Kinh.

Trong bối cảnh này, Việt Nam rơi vào một tình huống tương đối khó khăn và phải dùng đến phương cách truyền thống đối với nước này là việc kết hợp giữa biểu dương lực lượng và tích cực đàm phán. Một mặt, trên quần đảo Trường Sa đã triển khai những bệ phóng tên lửa mới "Extra", và  gần đây được biết về công việc bồi đắp thêm một trong những hòn đảo và mở rộng đường băng. Mặt khác,  trong những tháng gần đây đã diễn ra một loạt các cuộc họp của lãnh đạo cấp cao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm cả đối thoại của người đứng đầu Bộ Quốc phòng, các chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Ủy ban Thường vụ NPC Trương Đức Giang đến Việt Nam và chuyến thăm Trung Quốc hồi giữa tháng 10 của ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư  Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ảnh chụp từ vệ tinh một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đáp trả việc Trung Quốc kiến thiết chủ thể quân sự ở Trường Sa

Điều quan trọng cần lưu ý là Việt Nam không chỉ tăng cường hoạt tính ngoại giao đối với Trung Quốc. Sau chuyến thăm Bắc Kinh, ông Đinh Thế Huynh đã đến Hoa Kỳ, nơi ông gặp gỡ với Ngoại trưởng John Kerry và mời Tổng thống Mỹ tương lai (bây giờ chúng ta  đã biết người đó là ông Donald Trump) đến thăm Việt Nam. Trước đó không lâu đã diễn ra đối thoại chiến lược quốc phòng tiếp theo giữa Mỹ và Việt Nam, và lần đầu tiên tàu ​​chiến Mỹ đã đến thăm cảng quốc tế Cam Ranh (một lần nữa ngay trước khi  tàu Trung Quốc vào cảng này).

Việc kích hoạt những ván cờ này trên cùng một loạt bàn cờ khác nhau có liên quan không chỉ tới "mùa thấp điểm" ở Biển Đông. "Mùa cao điểm" tiếp theo có thể có nhiều biến động so với bình thường, nếu giả sử chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á dưới thời Tổng thống Trump sẽ mang tính chất cứng rắn hơn. Do đó, các nước trong khu vực trong những tháng tới có thể bắt đầu tích lũy động lực tích cực để giành một phần thắng trước nhằm phòng ngừa rủi ro trong tương lai.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đề nghị của Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán dưới hình thức song phương sẽ được chào đón nhiệt tình. Trở ngại chính đối với hợp tác như vậy, thậm chí tự nó không phải là sự khác biệt về tiềm năng của Trung Quốc và các đối tác trong khu vực Đông Nam Á, mà  là sự thiếu tin tưởng giữa các nước này với nhau. Bắc Kinh sẽ rất khó khăn để thuyết phục Việt Nam và Philippines rằng, phía Trung Quốc sẽ không cố gắng giải quyết xung đột theo các điều kiện của chính nước này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала