Một cách để cứu Hà Nội khỏi cảnh ngập lụt

© Sputnik / Sergey Subbotin / Chuyển đến kho ảnhViệc khởi đầu xây dựng những công trình cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình
Việc khởi đầu xây dựng những công trình cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sông Hồng của Việt Nam có thể so sánh được với sông Nile của Ai Cập.

Trên thực tế cả hai con sông này là dòng sông sự sống của đất nước. Tuy nhiên, sông Hồng cùng với sông nhánh lớn — sông Đà cung cấp hơn một nửa lượng nước /năm cho sông Hồng, cũng là một mối đe dọa. Trong nhiều thế kỷ, lũ lụt đã tàn phá cây trồng, dẫn đến thương vong, khiến Hà Nội úng ngập. Trong nhiều thế kỷ, cư dân miền Bắc đã xây dựng những con đập, cố gắng bảo vệ mình khỏi lũ lụt. Chỉ trong năm 1979 đã bắt đầu tạo ra hệ thống bảo vệ hiệu quả.

Ông Arkadi Solodovnikov hồi đó là Tham tán Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam và có mặt tại nghi lễ mở đầu các công việc xây dựng nhớ lại như sau:

"Ngày 6 tháng 11 năm 1979, trên bờ dòng sông Đà đầy nước đã vang rền tiếng nổ, báo hiệu về việc khởi đầu xây dựng những công trình cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình — như những con đập, kênh dẫn nước, cũng như các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất".

Nhà máy thủy điện Lai Châu - Sputnik Việt Nam
Rọ mõm tam cấp trên sông Đà
Ông Solodovnikov đã mô tả là "sông Đà đầy nước" — nhưng, có lẽ những từ ấy chưa đủ nói hết sự hùng mạnh của dòng sông này. Nếu một trong những nhà máy thủy điện khổng lồ nhất của Liên bang  Xô-viết là Sayano-Shushenskaya  có dung lượng tuôn chảy ở thời kỳ đỉnh điểm lên đến 7 nghìn mét khối trong một giây thì trạm Hòa Bình đã được tính là tuôn nước ở mức trên 10 nghìn mét khối trong một giây. Hoặc thêm một so sánh nữa. Để đổ nước vào đầy đập Aswan trên một trong những con sông lớn nhất thế giới là sông Nile ở Ai Cập, phải có mấy đợt lũ. Nhưng, đập chứa ở Hòa Bình, có dung lượng y như đập Aswan, thì được làm đầy chỉ sau một đợt lũ.

Ngay từ năm 1959, Bộ Tài nguyên nước của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu xem xét khả năng điều chỉnh lưu lượng và sử dụng năng lượng của sông Đà. Nhưng, khi đó chưa vạch ra những kế hoạch cụ thể.

Trong những năm 60, Việt Nam phải đối mặt với vấn đề thiếu điện nghiêm trọng. Vào đầu những năm 70, nhà máy điện lớn nhất ở miền Bắc là nhà máy thủy điện Thác Bà với công suất 108 MW. Vào năm 1971 nhà máy này đã được đưa vào hoạt động với sự giúp đỡ của Liên Xô, nhưng, hai năm sau đó đã bị phá hủy do các vụ không kích của Mỹ. Quá trình khôi phục đã kéo dài lâu hơn xây dựng.

Đồng thời với việc xây dựng Thác Bà, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hướng tới người đồng cấp Liên Xô là ông Kosygin  - yêu cầu xem xét vấn đề hỗ trợ cho Việt Nam trong việc xây dựng thêm một nhà máy thủy điện lớn hơn và có thể được bảo vệ vững chắc hơn khỏi các vụ không khích. Ở đây nói về nhà máy thủy điện trên sông Đà.

© Sputnik / RIA Novosti / Chuyển đến kho ảnhNhà máy thủy điện Thác Bà
Nhà máy thủy điện Thác Bà - Sputnik Việt Nam
Nhà máy thủy điện Thác Bà

Matxcơva đã hưởng ứng tích cực, kết quả là vào ngày 3 tháng Tám năm 1970 hai bên đã ký kết hợp đồng đầu tiên về các công việc thăm dò địa chất. Ngày 22 tháng 10 năm 1970 đã ký kết thỏa thuận liên chính phủ về việc bắt đầu các công việc thiết kế theo dự án sông Đà. Sau đó, các cơ quan ngoại thương của Liên Xô và Việt Nam đã ký một số hợp đồng phạm vi đầy đủ về sự hỗ trợ của Liên Xô cho dự án xây dựng nhà máy thủy điện: về việc Viện thiết kế thủy công "Hydroproject" của Liên Xô phụ trách các công việc thiết kế, về cung cấp thiết bị xây dựng và trang thiết bị kỹ thuật, về việc gửi các chuyên gia Liên Xô và đào tạo chuyên gia cho Việt Nam.

Theo dự án, nhà máy thủy điện tương lai sẽ có công suất 1920 MW, sẽ có 8 tổ máy trong phòng máy nằm trong khối núi đá bazan. Theo kế hoạch, sản lượng điện hàng năm sẽ là 8,4 tỷ kilowatt giờ (KWh), sẽ có hồ chứa nước với diễn tích 200 km vuông. Với hồ chứa nước lớn như vậy có thể điều tiết nguồn nước cho khu vực rộng lớn với diện tích hơn một triệu ha, chủ yếu là các cánh đồng trồng lúa, và làm giảm đáng kể nguy cơ lũ lụt.

Để thực hiện dự án này đã tạo ra cơ sở công nghiệp mạnh mẽ, trong đó bao gồm các nhà máy bê tông, nhà kho xi măng, xưởng thép cây, trạm khí nén và trạm hàn oxy. Đã xây dựng các cơ sở năng lượng, cầu cảng và kho bãi, các văn phòng, một trường kỹ thuật, tạo ra một đội xe lớn. Trên bờ trái sông Đà đã xuất hiện một thành phố cho công nhân xây dựng.

© Sputnik / Vladimir Vyatkin / Chuyển đến kho ảnhViệc khởi đầu xây dựng những công trình cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình
Việc khởi đầu xây dựng những công trình cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình - Sputnik Việt Nam
Việc khởi đầu xây dựng những công trình cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình

Ngày 6 tháng 11 năm 1979 đã bắt đầu quá trình xây dựng công trình chính. Vào thời kỳ công việc triển khai qui mô nhất, lực lượng xây dựng ở Hòa Bình đã là 40 nghìn người, số chuyên gia của Liên Xô sau đó là Nga đã ở mức 900 người. Công trường Hòa Bình tiến hành trong điều kiện vô cùng khó khăn. Trong thời gian phá núi và những vụ nổ mìn bắn đá, đã có 168 người hy sinh, kể cả 11 chuyên gia xô-viết mà chiến công lao động quên mình được ghi nhớ ở Đài tưởng niệm dựng bên bờ Đà giang để vinh danh những con người chân chính. Tức là con số những chuyên gia xây dựng của Liên xô đã ngã xuống ở nơi này chỉ kém chút ít so với số chuyên gia quân sự xô-viết đã hiến dâng cuộc đời khi giành sự giúp đỡ cho quân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ xâm lược — 13 người.

Nhiều bộ, cơ quan và phòng thiết kế của Liên Xô đã tham gia thực hiện đề án trên sông Đà. Hơn hai trăm xí nghiệp lớn của đất nước đã cung cấp thiết bị và vật liệu cho Việt Nam. Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng thủy điện Hòa Bình Phan Ngọc Tường sau này là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam, đã nói rằng, thủy điện Hòa Bình là trường đào tạo kỹ sư xây dựng cho Việt Nam. Nhân đây cũng cần nói thêm, trong số các chuyên gia xây dựng Việt Nam thì gần 800 người trong quá trình làm việc đã trở thành các tổ trưởng lao động, 340 người là đội trưởng công trình và thợ cả, 100 người là giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp xây dựng. Còn các vị lãnh đạo công tác xây dựng như ông Phan Ngọc Tường, Ngô Xuân Lộc, Thái Phụng Nê và Nguyễn Hồng Quân nối tiếp nhau làm Bộ trưởng của Chính phủ CHXHCN Việt Nam.     

Bốn năm và hai tháng sau khi bắt đầu các công việc xây dựng, vào tháng Giêng năm 1983, con sông Đà bất trị đã vĩnh viễn bị chặn lại. Các công việc ngăn sông Đà đã kéo dài 50 giờ, đã chuyển dòng chảy của sông sang đường hầm dẫn dòng được tạo ra bởi bàn tay và thiết bị xây dựng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thả viên đá tượng trưng, mở đầu cho ngày hội ngăn sông Đà. Và dòng sông chảy vào kênh nhân tạo tạm thời, mở ra giai đoạn xây dựng đập thủy điện cao 128 mét.

Chiến thắng trên sông Đà đã trở thành một ngày lễ chung cho các chuyên gia Liên Xô và các chuyên gia xây dựng Việt Nam: cả dân sự và quân sự — từ Sư đoàn 565 của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hồi tưởng lại về những ngày đó, trưởng nhóm chuyên gia Liên Xô tại công trường xây dựng thủy điện Hòa Bình Pavel Bogachenko, người được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam, cho biết:

"Giữa các chuyên gia xô-viết, lực lượng mà vào lúc công việc bận rộn và sôi nổi nhất thì trên công trình có đến 900 người, và đội ngũ 40 nghìn nhà xây dựng Việt Nam, đã tạo lập được sự hiểu biết lẫn nhau rất sâu sắc. Chúng tôi không bao giờ tách bạch công việc theo nguyên tắc "việc của bên anh", "việc của bên tôi". Mọi việc đều được làm chung. Bởi nơi đây là một công trường, một mối quan tâm chung, một tập thể thống nhất. Tất cả những cái đó đều đã tác động thuận lợi đến công việc, nhất là khi xảy ra những tình huống bất ngờ".

Một tình huống bất ngờ rất nguy hiểm đã xảy ra vào năm 1985. Điều gì đã xảy ra? Xin mời theo dõi bài tiếp theo trên trang web của Sputnik Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала