Quan điểm trái chiều - điều tồi tệ nhất cho những suy nghĩ phiến diện

© Fotolia / ArtjazzNghị viện châu Âu
Nghị viện châu Âu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại phiên họp toàn thể ngày 23 tháng 11 ở Strasbourg, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết đấu tranh chống sự tuyên truyền của "các nước thứ ba", đánh đồng một số phương tiện truyền thông và các tổ chức của Nga với ISIL.

Trong số này có kênh truyền hình RT, hãng truyền thông Sputnik, quỹ Thế giới Nga và Cơ quan hợp tác Nga (Rossotrudnichestvo). Nghị quyết này không có nghĩa đề ra sự kiểm duyệt truyền thông Nga nhưng có thể tạo nhiều thuận lợi cho việc trích kinh phí triển khai các biện pháp đối phó ở EU. Nghị sĩ châu Âu Javier Kuso từ Tây Ban Nha đã đệ thư trình bày ý kiến riêng cho dự thảo nghị quyết, ông chỉ ra rằng đánh đồng Nga và ISIL là một việc làm vô trách nhiệm. Nghị quyết của EP nhận được 304 phiếu thuận trong số 691 nghị sĩ tham gia biểu quyết, 179 phiếu chống và 208 phiếu trắng.

Sputnik - Sputnik Việt Nam
Nếu tôi có thể bình luận cho "VOA", thì tôi cũng có thể nhận xét với "Sputnik"

Sputnik đã phỏng vấn thái độ của một số nhân vật quốc tế đối với tài liệu này. Dưới đây là ý kiến của ​​ông Ricardo Gutierrez, tổng thư ký Liên đoàn các nhà báo châu Âu, tổ chức bao gồm 68 hiệp hội và công đoàn nhà báo tại 43 quốc gia.

"…Tôi đã rất ngạc nhiên, bởi nội dung văn bản không hề được đưa ra tham vấn với Liên đoàn các nhà báo châu Âu — một tổ chức lớn nhất đại diện cho các nhà báo. Nếu như vậy, chúng tôi đã chỉ ra cho các tác giả một số mâu thuẫn và thậm chí sai sót trong báo cáo của họ. Đây là nội dung điển hình cho chiến tranh lạnh hay một cuộc chiến tranh lạnh mới, trong đó một bên là các phương tiện truyền thông tốt, các nhà báo tốt, còn bên kia là những tuyên truyền viên. Rõ ràng, vấn đ liên quan đến nhiều điều phức tạp hơn, đa sắc thái hơn. Nói về hậu quả: thứ nhất, đây không phải nghị quyết luật pháp, thế nên sẽ không có tính ràng buộc. Ngoài ra, điều làm tôi cảm thấy yên tâm là văn bản nhận được sự ủng hộ của thiểu số các nghị sĩ có mặt… "

Đạo diễn nổi tiếng người Serbia Emir Kusturica tuyên bố như sau với Sputnik về nghị quyết được EP thông qua:

"Tôi nghĩ rằng, ý tưởng cáo buộc RT và Sputnik hành động tuyên truyền cũng giống như nếu Pinocchio buộc tội người làm ra mình là kẻ lừa dối. Ý tưởng so sánh hai phương tiện truyền thông trẻ tuổi chất lượng với DAESH đã thiếu phần chỉ rõ ai là người thực sự đ ra DAESH — phương Tây, phương Đông, hay đó là một tổ chức tự phát? Theo tôi, sự hoảng hốt xuất hiện bởi thực tế hai lực lượng chính trị đã không đạt được thỏa hiệp - lực lượng mới của Mỹ hiện còn trong quá trình hình thànhlực lượng do Clinton cùng Soros kiểm soát. Tôi nghĩ trong tương lai tình hình có thể thay đổi, bởi sự thật rất hiếm khi lại là luận điệu tuyên truyền."

Quan điểm của Phó Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chính trị Mỹ "Eurasia-Center", ông Rasmussen Earl:

"Trước khi chỉ trích hành động của các phương tiện truyền thông Nga, giới tinh hoa và các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây cần xem lại chính mình bằng cái nhìn phê phán. Tôi nghĩ nghị quyết được thông qua là rất nguy hiểm và nhằm tạo ra một môi trường vô cùng bất lợi. Tôi nghĩ, tầng lớp chóp bu của chính phủ châu Âu đang bước chân lên lối mòn nguy hiểm: chắc chắn họ đang không thiếu những vấn đề nội bộ, họ hoảng sợ và họ cần bịa ra kẻ thù đ có thể trút tất cả tội lỗi. Như lịch sử, kẻ thù ấy luôn là Liên Xô. Với nghị quyết này, họ đảm bảo cho công việc kiểm duyệt tuyệt đối trên lãnh thổ của mình. Họ muốn hứa hẹn "chúng tôi sẽ bảo vệ mọi người trước tất cả những thông tin không đúng sự thật." Nhưng trong thực tế, châu Âu đang tiến theo hướng hoàn toàn ngược lại…"

Giulietto Chiesa, một nhà báo Ý độc lập, lãnh đạo cổng Internet Pandora TV đã gọi việc so sánh phương tiện truyền thông Nga với Nhà nước Hồi giáo là sự điên rồ:

Radio Sputnik - Sputnik Việt Nam
Sputnik: Nghị quyết chống truyền thông Nga là một sự phân biệt trắng trợn

"Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết xác định các phương tiện truyền thông Nga là mối đe dọa đối với chủ quyền của các quốc gia châu Âu. Dĩ nhiên, hầu hết các nghị sĩ châu Âu vẫn coi Nga là kẻ thù hiển nhiên và không khoan nhượng… Nhưng trong các cử tri, số người phản đối và bỏ phiếu trắng cao hơn nhiều số ủng hộ. Chúng ta thấy ngay rằng, trong EU có sự thiếu tự tin lớn: liệu có nên tiếp tục hay chấm dứt chính sách đ kích Moskva? Rõ ràng, nhiều nghị sĩ đang phân vân và không hiểu "gió sẽ thổi chiều nào". Đặc biệt là ngọn gió từ Washington, nơi ông Donald Trump bất ngờ được bầu làm tổng thống. Có điều, để đối phó với Nga thì phải vi phạm các nguyên tắc cơ bản của châu Âu, trong đó có liên quan đến tự do thông tin…"

Thêm một quan điểm khác được chia sẻ với Sputnik bởi chuyên gia truyền thông Aram Aharonian, người sáng lập kênh truyền hình Telesur của Venezuela:

iều này cho thấy công tác tích cực mà Sputnik đã thực hiện. Nó đã thu hút sự chú ý của các thành viên Nghị viện châu Âu, những người nhận thức rằng bất kỳ thông tin thực chất về tình hình ở châu Âu có hại cho những khả năng của họ. Họ đang cố gắng bảo vệ bản thân về mặt ý thức hệ. Nghị quyết này phản ánh mong muốn của họ đập tan các quan điểm trái chiều vốn là điều tồi tệ nhất cho những suy nghĩ phiến diện".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала