Cây cầu vững chắc nối Việt Nam và Nga

© Sputnik / Dmitry Astakhov10 năm trước đây tại Hà Nội, ông Vladimir Putin và ông Nguyễn Minh Triết chính thức khai trương Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB).
10 năm trước đây tại Hà Nội, ông Vladimir Putin và ông Nguyễn Minh Triết chính thức khai trương Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngân hàng do hai nguyên thủ khai trương.

Tại Nga và Việt Nam có hàng trăm ngân hàng. Nhưng chỉ một ngân hàng do hai nguyên thủ khai trương. 10 năm trước đây tại Hà Nội, ông Vladimir Putin và ông Nguyễn Minh Triết chính thức khai trương Ngân hàng Liên doanh Việt — Nga (VRB). Đến nay VRB vẫn là ngân hàng duy nhất với sự tham gia của Nga trên thị trường Việt Nam. VRB là một tổ chức tài chính đang phát triển năng động phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Trong 10 năm qua VRB đã chứng minh rõ ràng, đây là tổ chức tài chính đáng tin cậy cung cấp dịch vụ cho các đối tác Việt Nam và Nga trong các hoạt động thương mại nước ngoài và các hoạt động đầu tư.

© Sputnik / Dmitry Astakhov10 năm trước đây tại Hà Nội, ông Vladimir Putin và ông Nguyễn Minh Triết chính thức khai trương Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB).
10 năm trước đây tại Hà Nội, ông Vladimir Putin và ông Nguyễn Minh Triết chính thức khai trương Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB).  - Sputnik Việt Nam
10 năm trước đây tại Hà Nội, ông Vladimir Putin và ông Nguyễn Minh Triết chính thức khai trương Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB).

Trong 10 năm qua đã có những giai đoạn khác nhau trong hoạt động của ngân hàng. Vào những năm 2013-2014, Ngân hàng đã trải qua giai đoạn tái cơ cấu, mà theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VRB là một trong những ngân hàng đạt kết quả cao nhất trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. VRB muốn đóng vai trò chủ đạo cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga tại Việt Nam và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tại Nga. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của VRB là chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số. Bây giờ, ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, ngân hàng còn có năm chi nhánh đặt tại các trung tâm kinh tế trọng điểm của Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang và Hải Phòng.

Tại Việt Nam, VRB đóng vai trò ngân hàng điều phối trong thanh toán bằng đồng tiền quốc gia giữa các thị trường của Nga và Việt Nam, và là  ngân hàng với khối lượng lớn nhất giao dịch bằng đồng rúp.

VRB đón mừng ngày sinh nhật lần thứ 10 với những kết quả ấn tượng. Trong năm 2016, tổng tài sản đạt 15 nghìn tỷ đồng,  tổng khối lượng các khoản cho vay — 10 nghìn tỷ đồng, tổng khối lượng tiền gửi của các cá nhân và pháp nhân đạt 12 nghìn tỷ đồng. Phó Giám đốc điều hành Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Việt Oleg Velikoredchanin cho biết:

"Ngân hàng Liên doanh Việt — Nga đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thương mại và quan hệ kinh tế giữa hai nước. Mặc dù có một điều đáng tiếc, dù có một ngân hàng liên doanh, nhưng, một số giao dịch vẫn đang được thực hiện thông qua các ngân hàng nước ngoài với điều kiện tài chính tốt hơn".

Ông Velikoredchanin rất hài lòng ghi nhận rằng, trong những năm gần đây, số lượng giao dịch do ngân hàng liên doanh tài trợ tăng lên đều đặn. Nhờ chương trình tái cơ cấu do ngân hàng khởi xướng, nhờ những  thay đổi trong cơ cấu của bản thân ngân hàng và các quy trình kinh doanh, VRB đang trên đà phát triển ổn định. Trong 5 năm qua, vốn pháp định của ngân hàng đã tăng đến 3 nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng  trung ương Nga - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Nga và Ngân hàng Việt Nam thảo luận về thanh toán bằng đồng tiền quốc gia

Chủ tịch Hội đồng thành viên của VRB Sergey Chumakovsky nhận định rằng, ngân hàng đang tích cực làm việc để mở rộng phạm vi thanh toán giữa Nga và Việt Nam bằng đồng tiền quốc gia, bỏ qua đồng đô la Mỹ và đồng euro. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Chumakovsky cho biết:

"Một năm trước đây chúng tôi đã thành lập cơ sở hạ tầng cần thiết. Các giao dịch bằng đồng tiền quốc gia được thực hiện chủ yếu bởi các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Trong một năm, số tiền đã tăng lên tới hàng chục triệu rúp. Dù khối lượng khá khiêm tốn, nhưng, chúng tôi ghi nhận xu thế tăng trưởng, và đây là một xu hướng ổn định".

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU đi vào hiệu lực vào tháng Mười năm nay, trong hoạt động của ngân hàng đã bắt đầu một giai đoạn mới. VRB muốn có quy chế ngân hàng thành viên chương trình xúc tiến xuất khẩu từ các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu sang Việt Nam. Để có như vậy vào tháng Mười VRB đã tiến hành cuộc đàm phán với phái đoàn của Cộng hòa Belarus do Phó Thủ tướng Belarus Vladimir Semashko dẫn đầu để chuẩn bị một thỏa thuận giữa Bộ Tài chính Belarus và VRB. Theo tài liệu này, VRB cùng với Ngân hàng "VTB Belarus" sẽ cấp dịch vụ bảo hiểm các giao dịch nhập khẩu và xuất khẩu của các doanh nghiệp từ hai nước, cũng như cấp tín dụng cho các cơ sở nhập khẩu của Việt Nam để hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa Belarus sang Việt Nam.

Chị Cao Thị Hà Thanh, Phó trưởng phòng Ban quản lý rủi ro của VRB nhận định rằng, ngân hàng sẵn sàng giành sự hỗ trợ trong tất cả các lĩnh vực của sự hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước EAEC. Tuy nhiên, trọng tâm chú ý là các mối quan hệ kinh doanh giữa Việt Nam và Nga:

Phó Giám đốc điều hành Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Việt tin chắc rằng, VRB sẽ tăng khối lượng giao dịch tài chính. Đây là một tổ chức tài chính mạnh mẽ, — ông nói — trong số các cổ đông của VRB có các ngân hàng nghiêm trọng nhất của hai nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала