Thảm họa năm 1972 còn được gọi là "diệu kỳ ở Andes". Khi ấy, 16 trong số 45 người trên máy bay này sống sót. Họ bị kẹt trong núi, không có thức ăn, nước uống và sưởi ấm. Cứu hộ đến với họ sau 72 ngày.
Từng trải qua bi kịch như vậy sẽ có cảm giác phải thấy lại cơn ác mộng tồi tệ nhất, — ông Canessa nói. Ông mô tả cảm giác máy bay va vào mặt đất là "một sức mạnh khủng khiếp." Theo ông, chỉ trong giây lát bỗng nhiên "bao quanh mình là những người bị thương đang kêu khóc vì đau đớn", câu hỏi của bạn sẽ là "Tại sao? Chuyện gì xảy ra? Chúng ta đang ở đâu?"
"Cuộc sống thay đổi chỉ trong tích tắc, bạn thấy mình bị bỏ mặc cho số phận, bởi bạn không hề chờ đợi là chiếc máy bay sẽ bị rơi. Bạn có rất nhiều kế hoạch, nhưng đột nhiên kế hoạch quan trọng lại là làm sao để thoát chết," — ông kể.
Theo ông Canessa, những người sống sót trong thảm kịch như vậy sẽ có nhiều câu hỏi như: "Tại sao là tôi chứ không phải người khác?"
Hướng tới gia đình những người thiệt mạng trong vụ tai nạn ở Colombia, ông Canessa nói rằng cuộc sống "mong manh hơn mọi người vẫn nghĩ."