"Tháng Ba năm 2014 cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm đã chỉ ra rằng mọi người cảm thấy họ thuộc về đất nước nào. Phải xem xét vấn đề này trong bối cảnh lịch sử, do đó, ý chí của các thành viên (tham gia trưng cầu dân ý) cần được công nhận", — ông Norbert Hofer nói.
Đối thủ của Hofer, cựu lãnh đạo đảng "Xanh" Alexander Van der Bellen khi trả lời phỏng vấn của APA thì bày tỏ quan điểm ngược lại. Đồng thời ông này kêu gọi tiến tới "hiểu biết chính trị lẫn nhau và thỏa thuận về Crưm giữa Kiev và Matxcơva".
Van der Bellen bày tỏ quan điểm rằng nước Áo cần duy trì liên hệ tốt với cả Nga và Hoa Kỳ. Đồng thời, ông này lưu ý rằng hiện tại vẫn chưa rõ đường lối mào Hoa Kỳ sẽ được tiến hành dưới thời Donald Trump.
Norbert Hofer cũng đồng ý rằng đối với Vienna thì giữ quan hệ tốt với Matxcơva và Washington đều quan trọng như nhau. Theo quan điểm của ông ta, Áo có thể đóng vai trò trung gian giữa hai cường quốc.