«Đoàn tàu ma» của Nga lại hiện hình?

© Ảnh : JSC Russian RailwaysTổ hợp tên lửa chiến đấu đường sắt
Tổ hợp tên lửa chiến đấu đường sắt - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Báo chí Đức có vẻ hoảng loạn sau khi trên các phương tiện truyền thông xuất hiện tin Nga thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa đường sắt "Barguzin". Các nhà báo viết rằng "đó là đoàn tàu tàu hạt nhân gieo rắc hoảng sợ" và tình hình buộc người ta nhớ tới Chiến tranh Lạnh.

Cuộc phóng tên lửa hành trình “Iskander-M” - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Lavrov giải thích nguyên nhân Nga chuyển "Iskander" đến Kaliningrad
Chẳng hạn, Die Welt nhận xét rằng quyết định của NATO — bố trí nhóm quân quốc tế của khối Liên minh ở Ba Lan và các nước Baltic – đã khơi lên phản ứng gay gắt từ phía Matxcơva. Nga tăng cường nhóm quân của mình ở khu vực Kaliningrad, gửi thêm sư đoàn đến vùng biên giới phía tây của LB Nga — tất cả những động thái đó là hệ quả từ chính sách bành trướng của phương Tây.

"Theo quan điểm của Matxcơva, phương Tây đã «vượt qua Rubicon» (có nghĩa là quyết định không thể đảo ngược), khi đặt cược vào việc tăng cường sự hiện diện của NATO ở Đông Âu", — Die Welt viết.

Trong số những phản ứng của Matxcơva có   việc tái cấu trúc và hiện đại hóa đề án Xô-viết về "đoàn tàu hạt nhân", đó là hệ thống đường sắt chiến đấu "Barguzin" được trang bị tên lửa liên lục địa.

Các nhà báo của tạp chí Focus thì lo sợ rằng "Barguzin" ở sâu trong nội địa Nga nhưng liên tục thay đổi vị trí sẽ sẵn sàng bất cứ lúc nào giáng đòn sấm sét vào những mục tiêu chiến lược ở phương Tây. Chính đó cũng là tính toán của Liên Xô về việc sử dụng "đoàn tàu ma" thời trước. Thế mà đoàn xe lửa cuối cùng như vậy đã được đưa ra khỏi lực lượng hạt nhân chiến lược từ năm 2005. "Các phương tiện thông tin tình báo hiện đại đã không thể phát hiện thấy «Barguzin».  Toàn bộ vấn đề là ở chỗ đoàn tàu chiến đấu mang tên lửa đáng sợ này có vẻ ngoài giống hệt như đoàn xe lửa thông thường", — Focus nhận xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала