Các thỏa thuận tương ứng đã được ký kết vào đầu tháng 12 tại New Delhi giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikarom và đồng nghiệp Việt Nam Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Đào tạo phi công quân sự Việt Nam ở Ấn Độ sẽ là một hướng quan trọng của hợp tác Việt-Ấn trong lĩnh vực quốc phòng, như chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết trong bài bình luận dành riêng cho Sputnik.
Trước đây, Ấn Độ đã có nhiều nỗ lực tích cực trong việc phát triển hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự với Việt Nam, nhằm tăng cường vai trò chính trị của mình ở Đông Nam Á thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực.
Kể từ năm 2013, Ấn Độ đã bắt tay vào việc đào tạo thủy thủ đoàn cho tàu ngầm dự án 6361 mà Việt Nam mua của LB Nga. Theo những tin tức xuất hiện trên truyền thông vào tháng Sáu năm 2016, các cuộc đàm phán về việc giao tên lửa BrahMos do liên doanh Nga- Ấn Độ sản xuất cho Việt Nam đã được nối lại và đang trong thời kỳ tiến triển.
Dự án đào tạo phi công Việt Nam ở Ấn Độ bắt đầu được thảo luận hồi năm 2014, nhưng thỏa thuận chỉ mới được ký kết vào đầu tháng 12 năm nay trong chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Không quân Ấn Độ vận hành Su-30MKI, phiên bản khác của máy bay tiêm kích Nga Su-30, có khác biệt đáng kể so với phiên bản đơn giản Su-30MK2 của Không quân Việt Nam. Su-30MKI được trang bị cánh mũi và động cơ điều khiển véc-tơ lực đẩy đặc trưng Tuy nhiên, trong kết cấu của hai loại máy bay này có nhiều đặc điểm chung.
Vì thực tế các lực lượng vũ trang Nga hầu như không trang bị vũ khí trong giai đoạn những năm 1992-2009, Ấn Độ đã bắt đầu ồ ạt khai thác Su-30 sớm hơn cả Không quân Nga. Hiện giờ, phi công Ấn Độ đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thí điểm loại máy bay chiến đấu hạng nặng và có thể sánh ngang mức đào tạo và tài nghệ chiến thuật của mình với phi đội không quân của các nước tiên tiến nhất trên thế giới.
Và có thêm chi tiết quan trọng nữa. Trong những năm gần đây, phi công Ấn Độ đã đạt được kinh nghiệm huấn luyện chiến đấu có giá trị với các máy bay Không quân của các nước lớn khác. Năm 2005, trong cuộc tập trận chung với lực lượng không quân Mỹ, phi công Ấn Độ lái tiêm kích Su-30MKI đã giành chiến thắng vang dội trước nhóm phi công Mỹ sử dụng máy bay chiến đấu F-15C. Vào năm 2015, trong cuộc tập trận chung với các lực lượng không quân Hoàng gia Anh, phi công thượng hạng Ấn Độ cũng chiến thắng máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Tất nhiên, trong mọi trường hợp, việc thống kê những chiến thắng " chí mạng" như dẫn chứng nêu trên và thất bại trong các cuộc diễn tập như vậy không nên tự động xem là minh chứng về tính ưu việt của một trong những phi cơ đó.
Phần lớn có nhiều vấn đề phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện tập huấn, và mỗi bên sẽ giải thích kết quả của họ theo cách khác nhau. Tuy nhiên, rõ ràng là các phi công Ấn Độ lái máy bay chiến đấu Su-30 nắm vững kho kinh nghiệm của riêng mình, và họ có nhiều điều để truyền dạy cho các đồng nghiệp Việt Nam.
Một hệ quả quan trọng của liên kết đào tạo này sẽ là việc mở ra khả năng tương tác lớn hơn nữa giữa Không quân Ấn Độ và Không quân Việt Nam. Trong quá trình huấn luyện phi công Việt Nam ở Ấn Độ có thể theo dõi và tiến hành các cuộc tập trận chung lớn trên lãnh thổ của cả hai nước. Nhân đây, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đang sử dụng Su-27 và Su-30 như Malaysia và Indonesia cũng có thể học tập kinh nghiệm của Việt Nam.
Như vậy, Ấn Độ nhờ có sở hữu các loại vũ khí phổ biến mua từ LB Nga có thể trở thành một đối tác lớn đối với một số nước ASEAN trong lĩnh vực quân sự. Nước này sẽ cung cấp hỗ trợ có giá trị trong huấn luyện quân sự, sửa chữa, bảo trì và hiện đại hóa các thiết bị quân sự phức tạp cho các nước đó.
Về phần mình, Trung Quốc cũng đang tiếp tục gia tăng nguồn cung cấp vũ khí hiện đại cho một số nước Asean (ví dụ như Malaysia, Thái Lan), và cố gắng tăng cường quan hệ quân sự với các nước trong khu vực. Cả Mỹ cũng không giảm tính tích cực của họ trong lĩnh vực này. Hoa Kỳ đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực Đông Nam Á. Và cả Nga, cả các nước EU cũng đang mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật, tiếp xúc quân sự, gửi nhiều tàu theo định kỳ tới khu vực này. Tính cạnh tranh này giữa các cường quốc có thể mang đến lợi ích cho bản thân các nước ASEAN, giúp họ đạt được quyền tự chủ hơn trong các vấn đề chính sách quốc phòng và đối ngoại.