Theo truyền thống, trong những tư liệu như vậy người ta nói về "các tin tặc có liên quan với chính phủ Nga", nhưng nhà báo NBC không thèm phí thì giờ vào chuyện vặt vãnh và dẫn nguồn tình báo ẩn danh để gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là "hacker số 1".
Nhà báo James Carden của The Nation, một cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, các phương tiện truyền thông Mỹ không cần nguồn tin từ cơ quan an ninh, với lương tâm trong sạch họ có thể tự mình viết thay các nhân viên CIA. Nếu trước đây cơ quan an ninh phải trả tiền cho các nhà báo về "hoạt động bí mật" thì nay giới truyền thông hồ hởi miễn phí và công khai làm những gì cần thiết từ họ — sao chép lập trường của các nhà tình báo và công kích những ai dám chỉ trích.
"Vớ vẩn," — Donald Trump nói như vậy về những cáo buộc này và trở thành người đối đầu với CIA, — nhà báo The Nation viết. Trong con mắt các phương tiện truyền thông Mỹ, Tổng thống mới đắc cử trở thành "kẻ bội giáo", dù rằng tính xác thực "những phát hiện của CIA" gợi nhiều nghi vấn.
Theo nhà sử học William Blum, CIA đã từng nỗ lực lật đổ 50 chính phủ được bầu dân chủ trên thế giới, can thiệp vào quá trình bầu cử của ít nhất 30 quốc gia, 3 chục nước đã bị Mỹ đánh bom.
"Và bây giờ, bất chấp những kinh nghiệm khó đem lại cảm hứng của 70 năm qua, các phương tiện truyền thông lại dội "nỗi tức giận của kẻ mộ đạo" vào ông Trump, người mà theo họ đã có thái độ bất tuân trắng trợn với CIA," — nhà báo kết luận.