Tiếng Nga cần cho các nước Đông Nam Á

© ẢnhHiệp hội Quốc tế các giáo viên tiếng Nga và văn học Nga
Hiệp hội Quốc tế các giáo viên tiếng Nga và văn học Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại thủ đô Hà Nội tuần trước đã diễn ra một sự kiện độc đáo. Lần đầu tiên trong lịch sử gần 50 năm của Hiệp hội Quốc tế các giáo viên tiếng Nga và văn học Nga (MAPRYAL), đã có cuộc hội ngộ của các nhà Nga học và đại diện các tổ chức giáo dục của 5 nước Đông Dương (Đông Nam Á lục địa): Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar.

 Hội nghị Quốc tế khu vực "Tiếng Nga tại các nước Đông Nam Á" đã thu hút sự tham gia của phái đoàn đại diện Nga, dẫn đầu là bà Lyudmila Verbitskaya  Chủ tịch MAPRYAL, Chủ tịch Viện Hàn lâm Giáo dục Nga, Giám đốc Đại học Tổng hợp Quốc gia Sankt-Peterburg. Các nhà khoa học và sư phạm Nga đã trình bày chương trình đào tạo và sách tham khảo, còn các chuyên gia Nga học từ các nước Đông Nam Á thì hào hứng chia sẻ với đồng nghiệp về những vấn đề và thành tích của họ trong công tác chuyên môn. Nội dung chính được thảo luận tại hội nghị là biên soạn sách giáo khoa theo định hướng quốc gia, đào tạo giảng viên, xuất khẩu các chương trình giáo dục của Nga tới các nước Đông Nam Á.

© ẢnhHội nghị Quốc tế khu vực "Tiếng Nga tại các nước Đông Nam Á"
Hội nghị Quốc tế khu vực Tiếng Nga tại các nước Đông Nam Á   - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Quốc tế khu vực "Tiếng Nga tại các nước Đông Nam Á"

  Dưới đây là vài nhận xét của một thành viên phái đoàn Nga, tác giả của hơn 20 cuốn sách tiếng Nga dành cho người nước ngoài, Giảng viên Công huân được vinh danh của Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov, bà Maya Nakhabina.

   "Hội nghị đã cho thấy rằng mọi người ở các nước Đông Nam Á rất quan tâm đến việc nghiên cứu tiếng Nga. Nước Nga cần giúp họ trong việc này:  cung cấp sách giáo khoa hiện đại, tổ chức các khóa học từ xa qua mạng e-learning, vốn đang được áp dụng thành công ở những nước khác".

"Thật hay là ở Việt Nam hiện nay đang giảng dạy tiếng Nga theo những cuốn giáo khoa hiện đại", — bà Maya Nakhabina lưu ý. Chính bà ngay từ  đầu những năm 80 đã tham gia công việc biên soạn sách giáo khoa tiếng Nga dành cho sinh viên Việt Nam các chuyên ngành ngữ văn và kỹ thuật. Bây giờ, nổi tiếng và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là cuốn sách giáo khoa của bà với tiêu đề thú vị: "Con đường đến nước Nga".  Tại Hội nghị này, bà Nakhabina giới thiệu công trình mới nhất của các giảng viên Nga — cuốn sách tham khảo "Những mùa Nga", tập hợp những thành tựu mới nhất của chuyên ngành sư phạm và tâm lý học.

© ẢnhCác đại biểu dự Hội nghị Quốc tế khu vực "Tiếng Nga tại các nước Đông Nam Á"
Các đại biểu dự Hội nghị Quốc tế khu vực Tiếng Nga tại các nước Đông Nam Á   - Sputnik Việt Nam
Các đại biểu dự Hội nghị Quốc tế khu vực "Tiếng Nga tại các nước Đông Nam Á"

Cuộc gặp Hà Nội của các đồng nghiệp được sự đánh giá cao của một trong những  chuyên gia Nga học xuất sắc của Việt Nam, đồng tác giả bộ Đại Từ điển Việt-Nga, PGS-TSKH Nguyễn Tuyết Minh. Bà lưu ý rằng nhu cầu về các chuyên viên biết tiếng Nga ở Việt Nam đang ngày càng tăng trong tương quan gia tăng số lượng du khách Nga đến thăm Việt Nam. Nhưng đòi hỏi thực tế về tiếng Nga chính là đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn đà phát triển giao lưu đối tác của hai nước Nga và Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, khoa học và văn hóa. Và đó là nhiệm vụ của Nhà nước.

Tiếng Nga đang quay về phương Đông. Giúp cho cuộc xoay hướng này thuận lợi và hiệu quả hơn chính là những người nói tiếng Nga ở châu Á. Matxcơva đương nhiên cần  làm tất cả những gì có thể để đội ngũ những người như vậy sẽ ngày một đông đảo hơn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала