"Chúng tôi đã tìm thấy gen Anf/Hesx1 ở cá mút đá, động vật có xương sống cổ nhất hiện còn sống. Chúng tôi cho rằng, sự kiện quan trọng trong việc tạo các điều kiện để hình thành não ở động vật có xương sống, trong đó có chúng ta, chính là sự xuất hiện gen này ở tổ tiên," — ông Andrey Zaraiskii từ Viện Hóa sinh hữu cơ Viện hàn lâm Khoa học Nga cho biết.
Việc nghiên cứu trật tự các chuỗi DNA cho phép hiểu rõ cơ chế hình thành não bộ của cá mút đá. Công việc này thuộc về gen Anf/Hesx1 là gen tương tự với Xanf. So với các loài có xương sống phức tạp hơn, gen "não" của cá mút đá được kích hoạt ở giai đoạn phát triển muộn hơn của sinh vật.
Các nhà khoa học cho rằng, gen Anf/Hesx1 xuất hiện khoảng 550 triệu năm trước và đã đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của động vật xương sống. Chính nhờ nó, theo các kết quả nghiên cứu, con người đã có một bộ não như ngày nay.