Về mặt này, năm 2016 đã phá mọi kỷ lục, trong khi số người cố gắng vượt qua Địa Trung Hải đã giảm đáng kể so với năm 2015.
"Trong năm 2014, EU đã gây áp lực lên Ý với mục đích chấm dứt hoạt động của tổ chức cứu hộ Mare Nostrum. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn cố gắng đến châu Âu bằng đường biển, mặc dù trên biển không còn bất kỳ con tàu cứu hộ và không có cơ chế cứu nạn trên biển. Khi đó chúng tôi đã thông qua quyết định thành lập Hiệp hội dân sự châu Âu cứu nạn trên biển. Đáp trả những cáo buộc chúng tôi giải thích rằng, chúng tôi không thể bỏ những người này trong cơn hoạn nạn khi họ có thể chết ngay trước mặt chúng tôi. Đây là nghĩa vụ pháp lý, là nghĩa vụ đạo đức và nhân đạo, là nhiệm vụ của chúng tôi với tư cách thành viên của xã hội dân sự. Tuy nhiên, tình hình khi các nước EU không tham gia rộng rãi trong hoạt động nhân đạo này là không thể chấp nhận được. Đúng, châu Âu đang thảo luận về vấn đề nhập cư, làn sóng di cư vào châu Âu đã và đang tạo ra thách thức thực sự. Nhưng, đây là một vấn đề khác", — cô Sophie Beau cho biết.