Tuy nhiên, tác động thực sự của động thái này không dành cho Moskva, mà cho chủ nhân mới của Nhà Trắng, chính là mục tiêu thực sự của chính quyền đang kết thúc nhiệm kỳ.
Đại diện chính thức của chính quyền Mỹ tuyên bố rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể đảo ngược quyết định của người tiền nhiệm, nhưng một động thái như vậy sẽ "phản tác dụng", vì sẽ cho phép Liên bang Nga tiếp tục can thiệp vào cuộc bầu cử dân chủ ở các nước khác.
Nhận xét này khẳng định suy đoán của truyền thông phương Tây, cho rằng các biện pháp trừng phạt không có gì hơn là thách thức tiếp theo dành cho Trump. "Các biện pháp ngoại giao khắc nghiệt như vậy tạo ra ấn tượng rằng ông Obama cố tình muốn để lại cho người kế vị sự hỗn loạn, cơn ác mộng thừa kế", — Huffington Post viết. Ấn phẩm cũng lưu ý rằng sự suy thoái quan hệ với Nga là một trong những "kế hoạch hiểm ác" của tổng thống Mỹ đương nhiệm.
Đồng thời, các nhà báo đánh giá khác nhau về tính nghiêm trọng của vấn đề mà ông Trump có thể đối đầu khi giải quyết những hậu quả chính sách của cựu Tổng thống. Chẳng hạn, Spiegel cho rằng biện pháp trừng phạt chống Nga phần nhiều có giá trị tượng trưng. Người đứng đầu mới của nhà nước đã được bầu, và sẽ không bao giờ có ai có thể tìm ra email đảng Dân chủ bị bẻ khóa có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả bỏ phiếu. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng biện pháp trừng phạt chống Nga là cách khôn khéo đưa tổng thống mới đắc cử lâm vào bế tắc.
Ngày 29 tháng 12 Hoa Kỳ quyết định trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga và đóng lối tiếp cận hai chủ thể do nhân viên Nga sử dụng ở New York và Maryland. Theo tuyên bố biện pháp này là "câu trả lời cho chiến dịch sách nhiễu các nhà ngoại giao Mỹ tại Matxcơva mà phía chính quyền Nga thực hiện".
Trong cùng ngày, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama công bố ban hành lệnh trừng phạt chống cơ quan An ninh và Tình báo Nga, còn thêm một số tổ chức cùng 6 sáu cá nhân trong danh sách đối tượng bị cáo buộc tham gia cuộc tấn công mạng từ phía Nga vào hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ.