"Chỉ có thể khắc phục hỗn loạn đối ngoại ở Hàn Quốc với sự giúp đỡ của Nga"

© REUTERS / Kim Hong-JiHàn Quốc phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở đất nước của họ
Hàn Quốc phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở đất nước của họ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyên gia khuyến cáo Chính phủ Hàn Quốc, đang lúng túng trong sự hỗ loạn của chính sách đối ngoại nói chung, nên sử dụng “con bài Nga”.

Sự thật cay đắng là thực trạng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đã sát gần đến khủng hoảng: Sự báo thù của Trung Quốc do việc bố trí các tổ hợp THAAD đã ảnh hưởng không chỉ đến lĩnh vực kinh tế, mà còn quân sự, Nhật Bản triệu hồi đại sứ của mình từ Hàn Quốc do vấn đề tượng đài "phụ nữ giải khuây" và thỏa thuận về vấn đề này.

Vladimir Putin và Park Geun-hye - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Hàn Quốc đã nhất trí với Tổng thống Nga Putin về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik ngày 10 tháng 1, chuyên viên Choi Gang, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị Asan  (The Asan Institute for Policy Studies) tuyên bố: "An ninh trên bán đảo Triều Tiên phụ thuộc vào hai lực lượng tương đương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu tính đến cơ hội cải thiện quan hệ Mỹ-Nga, có xác suất cao là Nga có thể đứng về phía Triều Tiên".

Ý tưởng của chuyên viên Choi Gang bao hàm ở chỗ,  thay vì đối đầu trực tiếp với Trung Quốc hay Nhật Bản, nên sử dụng chiến lược đường vòng tránh linh hoạt.

"Cần tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia có khả năng hỗ trợ lập trường của Triều Tiên trong sự khác biệt chính trị với Nhật Bản và Trung Quốc. Đã xuất hiện thêm một biến đổi khác — chúng ta không biết tân Tổng thống Trump sẽ  dẫn dắt Hoa Kỳ đi đâu".

Ngoại trừ Nhật Bản, quốc gia rất khó bước ra khỏi cái bóng của Hoa Kỳ, chuyên gia kêu gọi Chính phủ Hàn Quốc tận dụng lợi thế của "con bài Nga".

Theo quan điểm của chuyên gia Choi Gang, "Nga hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế ngoại giao về vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, mà cũng không quên bình luận về sự khiêu khích từ phía Bắc Triều Tiên". Trong nhìn nhận của chuyên gia, "lý thuyết về vai trò của Nga là cần thiết tạo ra lối thoát trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, mở rộng nó theo hướng Nga".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye - Sputnik Việt Nam
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc phản đối việc triển khai THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc

Chuyên gia đề xuất tiếp xúc gần hơn với Nga với mục đích giảm nhẹ hỗn loạn trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. "Chúng ta sẽ tìm thấy lối thoát hiểm khẩn cấp chỉ trong trường hợp đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao về vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, ông Kim Hong-kyun, sẽ đến Nga, thúc đẩy tại đó vấn đề hợp tác kinh tế với Hàn Quốc, và yêu cầu Nga hiệp lực trong nội dung quan hệ chính trị với Trung Quốc và Nhật Bản".

"Triều Tiên tự coi mình là thành viên của một cấu trúc quan hệ ba bên, chỉ gồm họ, Hoa Kỳ và Trung Quốc, và đó là sai lầm"

"Cần khẩn trương hoạch định chiến lược huy động nét tích cực trong mối quan hệ Nga-Mỹ trong bối cảnh áp lực có thể với Trung Quốc".

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала