Việt Nam và Matxcơva sẽ được bảo vệ bằng những tên lửa giống nhau?

© Sputnik / Dmitry VinogradovTổ hợp tên lửa chống máy bay Nga S-400 đã triển khai ở Syria
Tổ hợp tên lửa chống máy bay Nga S-400 đã triển khai ở Syria - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 11 tháng 1 trung đoàn phòng không với các tổ hợp tên lửa mới tiên tiến tầm trung S-400 Triumph bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trực chiến bảo vệ vùng trời Matxcơva và khu vực trung tâm công nghiệp của nước Nga.

S-400 “Triumph” - Sputnik Việt Nam
S-400 "Triumph" bắt đầu trực chiến từ ngày 11 tháng 1
Tổ hợp tên lửa này được thiết kế để triệt hạ tất cả các phương tiện đường không-vũ trụ hiện có và triển vọng của đối phương. S-400 Triumph có thể bắn trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 400 km và xóa sổ mục tiêu đạn đạo chiến thuật ở phạm vi tầm xa đến 60 km, diệt các đối tượng đang bay với tốc độ 4,8 km/s. Những mục tiêu đó là tên lửa hành trình, máy bay chiến thuật và chiến lược, tên lửa đạn đạo. "Triumph" có thể triệt hạ mục tiêu bay tầm  thấp từ  5 m. Để so sánh xin nêu số liệu: tổ hợp tên lửa "Patriot" của Mỹ có khả năng đạt tới mục tiêu chỉ ở độ cao không dưới 60 m.

Việt Nam cũng thể hiện mối quan tâm rất lớn đến S-400 "Triumph". Theo tin đưa của báo chí trong nước, Bộ Quốc phòng  Việt Nam  đang xúc tiến đàm phán mua  "Triumph" của Nga.

Các tên lửa Nga từ lâu đã nổi danh lừng lẫy ở Việt Nam. Ngay từ mùa hè 1965, các hệ thống tên lửa phòng không "Dvina" của Liên Xô đã được đưa tới để bảo vệ nước Cộng hòa phương Nam đang kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Với trang bị tên lửa Xô-viết, ở Việt Nam đã bắn rơi gần 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 chiếc "thần sấm" — máy bay ném bom chiến lược B-52.

Trong thập kỷ qua, các chiến sĩ  Việt Nam đã hoàn toàn nắm vững làm chủ mọi kỹ năng làm việc với các mẫu tên lửa Nga. Ví dụ — thay thế cho "Dvina" đã có các mẫu vượt trội đáng kể về  đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật như  tên lửa "Tor", "Buk" và "S-300". Nổi tiếng ở Việt Nam còn có tên lửa  Nga "R-73", theo lối  phân loại phương Tây là "AA-11 Archer"  lớp "không đối không", và tên lửa "X-59MK", "X-35 Uran" lớp "không đối bề mặt".  Cũng như tên lửa "Yakhont", được thiết kế để chống lại các nhóm tàu nổi của hải quân đối phương và tàu đơn trong điều kiện hỏa lực mạnh và trang bị điện tử hiện đại. Cũng đã cung cấp đến Việt Nam cả các tổ hợp tên lửa chống tàu cơ động "Bastion". Mỗi tổ hợp đủ sức bao quát bảo vệ  hơn 600 km bờ biển, và kiểm soát vùng biển diện tích 200.000 km vuông. Cần nhắc rằng không lực lượng hạm đội nào trên thế giới có trang bị phương tiện hiệu quả để chống lại tên lửa "Bastion". Giá trị chính của "Yakhont" là  chương trình hướng dẫn đến mục tiêu, cho phép hoạt động chống tàu đơn theo nguyên tắc "một tên lửa — diệt một tàu" hay "dàn tên lửa chống nhóm tàu". Tên lửa tự phân tách và xác định mục tiêu theo tầm quan trọng, tự chọn chiến thuật tấn công và thực hiện kế hoạch. Sau khi triệt hạ mục tiêu chính, những phần còn lại của tên lửa tấn công những con tàu khác, loại trừ khả năng cần đến hai tên lửa để diệt một mục tiêu.

Солдаты армии Вьетнама - Sputnik Việt Nam
Việt Nam dùng vũ khí nào để bảo vệ chủ quyền của mình?
Việt Nam cũng được nhận cả tên lửa Nga "Kalibr" mà tên gọi phiên bản xuất khẩu là "Club". Đó chính là tên lửa được phóng đi ngày 07 tháng 10 năm 2015 từ vùng nước biển Caspi, vượt khoảng cách xa giáng đòn sấm sét vào các vị trí của IS ở tận Syria. Tất cả những nhiệm vụ đề ra đều hoàn thành, các mục tiêu bị phá hủy, trong đó độ chính xác triệt hạn là không quá 3 mét.  Trong ngày này cũng được rõ một bí mật chính của tên lửa "Kalibr" là tầm xa hiệu lực của nó. Hóa ra tên lửa Nga có khả năng vượt qua cả ngàn rưởi cây số. Và đó không phải là giới hạn. Các chuyên gia quân sự cho rằng phạm vi hiệu lực của "Kalibr" có thể đạt tới 3000-4000 km.

Tên lửa "Kalibr" — "Club" được trang bị cho những chiếc tàu ngầm mà Hà Nội đặt hàng để Matxcơva đóng. Tên lửa còn thích hợp cho những tàu nổi, cũng do Nga cung cấp cho Việt Nam, kể cả tàu hàng. Đặc điểm của tổ hợp gồm 4 tên lửa hành trình là bề ngoài trông giống như  như một container vận chuyển tiêu chuẩn 12 mét đang được sử dụng trên khắp thế giới trong ngành vận tải biển. Các chuyên viên của cơ quan quân sự Hoa Kỳ cho rằng thứ  vũ khí này hoàn toàn có thể thay đổi cán cân quân sự toàn cầu. "Bởi dáng về bên ngoài không phân biệt được với container vận chuyển hàng hóa thông thường,ta không thể xác định nổi bên trong có những gì, tổ hợp tên lửa hoặc lô hàng thông thường. Thoạt  tiên ở vùng bờ biển xuất hiện những con tàu hàng vô hại, nhưng chỉ đến phút tiếp theo các chủ thể mục tiêu đã bị tiêu diệt", — cố vấn Ruben Johnson của Lầu Năm Góc  nhận xét.

 Nga sẵn sàng trang bị "Club" cho các khu trục hạm tên lửa của Việt Nam thuộc đề án "Gepard". Cũng có thể lắp đặt tên lửa trên tàu tuần tra thuộc đề án "Molniya" đóng tại Việt Nam theo  giấy phép của Nga. "Club" bay với vận tốc cận âm, nhưng khi tiếp cận mục tiêu, các đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ phân tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến gấp ba lần vận tốc âm thanh. Đầu đạn tiếp cận mục tiêu với tốc độ hơn 1 km/s ở độ cao 5-10 mét, làm cho nó gần như không thể nhận biết trước radar và thực tế là không có chỗ sơ hở cho hệ thống chống tên lửa của đối phương.

Cho đến nay, Nga vẫn là đối tác cơ bản, lâu năm nhất và tin cậy nhất của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, — như nhấn mạnh của chuyên gia quân sự Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik Việt Nam".

"Trên bình diện kỹ thuật-quân sự, Nga và Việt Nam gắn bó mật thiết với nhau bởi những năm tháng dài lâu duy trì sự hợp tác thành công và hiệu quả. Nga đã và đang là đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực này, và cần nhấn mạnh rằng, là đối tác  chắc chắn đáng tin cậy nhất. Nga cung cấp cho Việt Nam những vũ khí công nghệ cao hiện đại cần thiết để chúng tôi bảo vệ đất nước mình. Vũ khí Nga phù hợp với học thuyết quân sự Việt Nam và chiến thuật của quân đội Việt Nam, như thực tế  đã chứng minh trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược thời hiện đại. Trang thiết bị quân sự của Nga sở hữu lợi thế ưu việt không thể bàn cãi so với kỹ thuật của phương Tây: đơn giản hơn, tin cậy hơn khi sử dụng, có hỏa lực mạnh hơn, và người Việt Nam có thể tự sửa chữa được khi xảy ra trục trặc. Điều không kém quan trọng nữa là thực tế vũ khí Nga có giá thành rẻ hơn so với  trang bị phương Tây. Vì vậy, dù trong điều kiện khả năng lựa chọn ngày càng rộng mở  và Việt Nam thi hành chính sách đa phương hóa thị trường mua sắm trang thiết bị quân sự, nhưng trong nhiều năm nữa, về cơ bản các loại vũ khí trang bị của quân đội và Hải quân Việt Nam vẫn sẽ là các sản phẩm mang dấu hiệu "Sản xuất tại Nga".

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала