Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Integrative Zoology.
Đối tượng nghiên cứu là loài chuột mù (Typhlomys chapensis), chúng hầu như không có thị giác vì những đặc thù của cấu trúc võng mạc và ít tế bào thần kinh chịu trách nhiệm thu thập thông tin thị giác. Trong những âm thanh do động vật gặm nhấm nay phát ra các nhà khoa học phát hiện có các siêu âm tương tự "tiếng nói" của dơi, tần số 50-100 kHz.
Các nhà khoa học cho biết, loài gặm nhấm sinh sống ở phía bắc Việt Nam và một số vùng của Trung Quốc là động vật leo cây duy nhất có khả năng định vị bằng tiếng vang. Theo họ, những con vật này là hậu duệ của một loài gặm nhấm sinh sống trong các ổ lá rơi, chúng thường hoạt động về đêm và dần dần đã đánh mất thị giác. Chuột mù đã phát triển khả năng định vị bằng tiếng vang khi chuyển môi trường sống lên thân cây. Phát hiện này xác nhận giả thuyết cho rằng, loài dơi biết định hướng bởi siêu âm trước khi chúng biết bay.