Lúc này, nhiều nước EU đặc biệt là Đông Âu vẫn đeo bám tâm trạng thù địch Nga. Tuy nhiên, với Thủ tướng Paolo Gentiloni Silveri nước Ý bày tỏ thái độ cởi mở, hy vọng đóng vai trò cải thiện quan hệ với với Moskva và làm cầu nối địa chính trị trong giai đoạn phát triển mới.
Sputnik đã có cuộc trao đổi về những điều này với ông Raffaele Marchetti — Phó Giáo sư Các vấn đề quốc tế tại Đại học Luiss Guido Carli.
Sputnik: Thủ tướng Gentiloni đã nhiều lần phát biểu rằng, không ai cần chiến tranh lạnh với Nga, quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Ý là một hằng số đối ngoại của hai nước chúng ta dưới mỗi thời thủ tướng.
Ông R. Marketti: "Tình hình đã trở nên phức tạp trong những năm gần đây do các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, hai yếu tố — việc Vương quốc Anh ra khỏi EU và ông Trump đắc cử tổng thống, có thể dẫn đến sự điều chỉnh mối quan hệ EU-Nga, giảm hoặc thậm chí xóa hoàn toàn các biện pháp trừng phạt".
Sputnik: Tình hình thay đổi cùng với sự xuất hiện của ông Trump. Quan hệ giữa phương Tây và Nga có những cơ hội cải thiện như thế nào?
Ông R.Marketti: "Tất nhiên, Trump đã nhiều lần nói rằng ông muốn mối quan hệ với Nga không như thời ông Obama. Nhưng chúng ta nên nhớ đến sự khác biệt quan điểm của ông Trump và các thành viên chính phủ tương lai của ông. Mới đây như chúng ta thấy, khi phát biểu tại Thượng viện, các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng đã thể hiện một số thái độ khác những gì ông Trump suy nghĩ. Những thắc mắc này cần được làm rõ.
Tuy nhiên, ngay cả khi ông Trump lên nắm quyền thì sự cải thiện quan hệ với Nga sẽ không phải đơn giản, bởi không hẳn chỉ Mỹ mà cả EU cũng làm hãm phanh sự ấm lại quan hệ, các nước thân thiện hơn với Nga sẽ phải thuyết phục Đông Âu về nhu cầu đối thoại."
Sputnik: Liệu Ý có thể đóng vai trò cầu nối địa chính trị giữa châu Âu và Nga?
Ông R.Marketti: "Đúng, có truyền thống Ý và Đức là cầu nối giữa châu Âu và Nga, họ gánh vác nhiệm vụ xây dựng các điều kiện nối lại đối thoại trong EU. Bầu cử sẽ diễn ra ở cả hai nước vào năm 2017: ở Đức là chắc chắn, ở Ý — có khả năng. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn không rõ ràng. Thêm vào đấy là bối cảnh bầu cử không đơn giản, chính phủ Đức đã tuyên bố sự lo ngại về tin tặc Nga. Những điều này, tất nhiên, có thể gây phức tạp thêm tình hình."
Sputnik: Trong bối cảnh địa chính trị chung, sự căng thẳng giữa Nga và Hoa Kỳ là không thể tránh khỏi? Liệu có thể gọi đó là "chiến tranh lạnh"?
Ông R.Marketti: "Tôi không nghĩ tình trạng này sẽ kéo dài mãi mãi, chúng ta thấy bức tranh địa chính trị thế giới đang thay đổi. Về lâu dài, chúng tôi thấy một hoàng hôn nhất định của phương Tây, tức Mỹ và châu Âu. Mặt khác, có sự tăng cường lớn mạnh của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga vốn đóng vai trò lịch sử "cầu nối Á-Âu". Và trong giai đoạn này, khi phương Tây có nguy cơ đánh mất vai trò thủ lĩnh địa chính trị trên thế giới, họ cần phải nhận thức rằng bắt buộc làm việc với các nước như Trung Quốc và Nga."