Hậu Obama liệu Mỹ có tiếp tục “trở lại châu Á”?

© AFP 2023 / Alex BrandonChuyến thăm Việt Nam cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Việt Nam. Chuyến đi lần này không chỉ là chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của ông trên cương vị ngoại trưởng, mà còn đã khép lại chính sách "trở lại châu Á" của chính quyền Obama.

Có lẽ, nếu chính phủ Hoa Kỳ sắp hết nhiệm kỳ có mục đích thực hiện bước đột phá cuối cùng trong chính sách này thì chuyến công du của ông Kerry sẽ là nổi bật hơn, và trên hành trình ông sẽ ghé thăm những quốc gia khác. Tuy nhiên, hợp âm cuối cùng không gây ấn tượng mạnh, mặc dù Việt Nam với tư cách điểm dừng chân trong chuyến đi cuối cùng của ông có ý nghĩa khá lớn, — chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Anton Tsvetov chỉ ra trong bình luận của ông dành riêng cho Sputnik.

Chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Sputnik Việt Nam
Giữa Mỹ và Trung Quốc Việt Nam sẽ chọn ai?

Rất nhiều người trong êkíp của Trump chỉ trích gay gắt Barack Obama thực thi chính sách yếu kém và không rõ ràng theo hướng châu Á. Nhưng, không thể bỏ qua tính tích cực của chính quyền phe Dân chủ theo hướng này. Theo họ, chiến lược "xoay trục châu Á" phải mang tính chất toàn diện, phát triển các liên minh quân sự truyền thống, và thiết lập quan hệ với các "đối tác" mới.

Ở khu vực Đông Bắc Á, trong hai nhiệm kỳ tổng thống, ông  Obama đã đổi mới các nguyên tắc cơ bản trong liên minh với Nhật Bản và duy trì sự năng động trong mối quan hệ liên minh với Hàn Quốc (đóng góp đáng kể vào điều đó là tình hình căng thẳng trong khu vực xuất phát từ Bình Nhưỡng). Điều không kém quan trọng là, trong những năm gần đây, Washington rất tích cực cố gắng xây dựng cầu nối giữa Tokyo và Seoul. Mặc dù hai nước có bất đồng về những vấn đề nan giải do lịch sử để lại, nhưng, vào tháng 3 năm 2016 tại Washington đã tiến hành cuộc gặp ba bên ở cấp cao nhất.

Tình hình ở Đông Nam Á là phức tạp hơn. Trong nhiệm kỳ Tổng thống Benigno Aquino III, Philippines đã ký Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) với Hoa Kỳ, theo văn kiện này Mỹ có quyền triển khai luân phiên lực lượng và vũ khí, trang thiết bị đến các đảo. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo mới của Philippines Rodrigo Duterte không hài lòng với thái độ duy tâm đối với liên minh quân sự Mỹ-Philippines (chính quyền Duterte có thể sẽ xem xét lại EDCA). Mối quan hệ với Thái Lan, "đồng minh chính ngoài NATO", bị chậm lại sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, mà sau đó Bangkok không phải là một đối tác trung thành nhất của Washington.

Đáng lẽ, ngay từ đầu chính sách "trở lại châu Á" của ông Obama phải mang lại kết quả. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã gọi cơ chế mới phục vụ mục đích tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ là "mạng lưới an ninh dựa theo nguyên tắc của khu vực". Trong mạng lưới này, các đối tác mạnh của Mỹ — Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc — nên hỗ trợ cho các đối tác mới yếu hơn, chẳng hạn như Philippines và Việt Nam…. Đó là lý do tại sao các đối tác mới đang tích cực hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực an ninh, và ông Shinzo Abe thực hiện chuyến công du đến khu vực Đông Nam Á.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Liệu Hoa Kỳ thời Trump có thay đổi lập trường về các đảo tranh chấp ở Biển Đông?
Tuy nhiên, rất nhiều "diều hâu" ở Washington coi những hành vi khéo léo (và thông minh) nhằm tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ  trong khu vực Đông Nam Á thông qua chính sách "lãnh đạo từ đằng sau" (leading from behind) như sự rút lui. Hơn nữa, theo ý kiến của họ, ông Obama không đủ cứng rắn khi phản ứng đến hành vi của Trung Quốc ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Nam, cũng như đối với các sáng kiến ​​kinh tế của Bắc Kinh. Thật vậy, Trung Quốc tiếp tục đạt kết quả, và nhiều nước trong khu vực bắt đầu đa dạng hóa chính sách đối ngoại của mình — và không phải lúc nào cũng có lợi cho Mỹ. Ngoài ra, ông Trump hứa sẽ đóng Dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương, và động thái này gây nguy hiểm cho thành phần kinh tế của chiến lược"trở lại châu Á".

Tuy nhiên, hoạt động của Mỹ theo hướng Việt Nam có thể được gọi là rất thành công. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống Obama, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam, Washington đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Hà Nội, và… Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tiếp đón tại Nhà Trắng, trên thực tế Hoa Kỳ công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong xã hội Việt Nam. Thành công này có ấn tượng lớn hơn nếu nhợ lại về lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam trong thế kỷ trước (cách đây không lâu).

Chắc là, dưới chính quyền mới, Washington vẫn sẽ quan tâm tới Việt Nam như một phần của hệ thống kiềm chế Trung Quốc…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала