Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong những ngày gần đây. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và việc tăng cường quan hệ Việt Nam-Trung Quốc — chủ đề này được phản ánh trong nhiều ấn phẩm nước ngoài lớn nhất. Báo điện tử "Asia Times" viết:"Đối mặt với sự sụp đổ không thể tránh khỏi của TPP và tình trạng bất định trong mối quan hệ giữa chính quyền mới của Mỹ với châu Á và Việt Nam, Hà Nội đã đưa ra những thay đổi vào chính sách đối ngoại và cải thiện quan hệ với Trung Quốc". Tờ Asia Times lưu ý rằng, một yếu tố khuyến khích ban lãnh đạo Việt Nam thực hiện bước đi này là việc Malaysia và thậm chí cả Philippines, đồng minh lâu đời của Mỹ, đã "xoay trục" sang Trung Quốc.
Đồng thời Việt Nam bảo vệ bản thân chống lại bất kỳ hành động hung hăng từ phía Trung Quốc bằng cách thiết lập quan hệ vững chắc và mạnh mẽ với các cường quốc toàn cầu và khu vực, đặc biệt với những quốc gia cũng đang lo ngại về tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, — tờ Wall Street Journal viết. Một trong những cường quốc là Ấn Độ. The Economic Times, nhật báo tiếng Anh được xuất bản tại Ấn Độ, có bài viết về sự phát triển quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ trong 45 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Tờ The Diplomat thông báo về ý định của Ấn Độ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Akash cho Việt Nam và cảnh báo: "Bây giờ chúng ta thấy rằng, trong khi tầm ảnh hưởng của Mỹ đang giảm sút, khu vực Trung Đông và châu Á đang ở tình trạng bất định. Trong khi tình hình địa chính trị đang thay đổi, Ấn Độ nên cẩn thận để tránh gây bất cứ xích mích với Trung Quốc".
Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ kỳ vọng rằng, chính quyền mới tại Mỹ sẽ xem xét lại quan điểm về TPP. Việt Nam rất quan tâm đến thỏa thuận này vì nó mở cửa lớn vào siêu thị Mỹ cho Việt Nam, tờ East Asia Forum viết. Tuy nhiên, Hà Nội không thể đặt kỳ vọng quá nhiều vào một thỏa thuận thuận lợi trong cuộc đàm phán song phương với chính quyền mới của Mỹ vì ông Trump đã nói rằng, TPP sẽ buộc các nhân công Hoa Kỳ phải trực tiếp cạnh tranh với các công nhân từ Việt Nam. Bắc Kinh bắt đầu đóng vai trò chính trong việc đưa ra các quy định kinh tế. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có thể thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực Đông Á, nhưng, cơ chế này chưa có hệ thống bảo vệ vững chắc các nhà đầu tư, chưa có các biện pháp hạn chế sự can thiệp của nhà nước cũng như những khía cạnh khác của thương mại tự do và công bằng và cơ chế đầu tư, tờ báo giải thích thêm.
Trên trang web của Công ty Liên Doanh Quốc Tế ABC có bài dài về cuộc đấu tranh chống nạn buôn lậu động, thực vật hoang dã quý hiếm. "Bất chấp mọi nỗ lực của Chính phủ, trong những năm gần đây Việt Nam vẫn là trung tâm buôn lậu với các mạng lưới tội phạm cung cấp động, thực vật hoang dã cho các nước láng giềng, ví dụ như Trung Quốc, mà ở đó vẫn có nhu cầu lớn," — bài báo viết.
Kênh truyền thông Sky News Australia nhận xét rằng, cái mới thường chống lại cái cũ. Do các ứng dụng di động, thu nhập của các chủ sở hữu xe máy cá nhân cấp dịch vụ xe ôm đã sụt giảm.
Chúng tôi kết thúc bài hôm nay với một bản tin từ thế giới thể thao. "Khi bạn nghĩ về Việt Nam, điều cuối cùng bạn có thể tưởng tượng là Giải Bóng bầu dục quốc tế. Nhưng, sự kiện này sẽ xảy ra vào cuối tuần này ", — trang web Rugby.com.au nhận xét khi viết về triển vọng phát triển môn thể thao này ở Đông Dương.