Theo tin của Reuters, ngày 23 tháng 1, hai bên đã đặt thỏa thuận về 30 dự án chung tổng trị giá 3,7 tỷ USD. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành tuyên bố rằng, đây chỉ là gói đầu tiên, các dự án này sẽ giúp Philippines khắc phục sự lạc hậu của nền kinh tế. Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Domínguez cho biết rằng, cuộc đàm phán đầu tiên ở Bắc Kinh là "rất hiệu quả".
Cuộc đàm phán diễn ra ngay sau chuyến thăm Manila của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã kết thúc vào tuần qua. (Và trước đó Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã đến thăm Manila và hứa sẽ đầu tư khoảng 9 tỷ đô la cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của Philippines). Đánh giá kết quả của chuyến thăm Manila, Bộ trưởng Lưu Chấn Dân Liu Zhenmin nói rằng, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippines có thể diễn ra ngay vào tháng 5 năm nay, mà đây sẽ là chuyến thăm thứ hai trong thời gian nửa năm. Điều đáng lưu ý là ông Rodrigo Duterte sẽ đến Bắc Kinh với tư cách vị Tổng thống Chủ Tịch Đoàn ASEAN.
Trong quá trình chuyến thăm này phái đoàn Philippines sẽ thông báo về kế hoạch của đất nước trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN. Và đây là một động thái ngoại giao mạnh mẽ của Manila và Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Elena Fomicheva của Viện Nghiên cứu phương Đông, Nga, cho biết:
"Đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt tranh giành ảnh hưởng đối với các nước ASEAN. Tất nhiên, Philippines cũng chịu áp lực, Mỹ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng đối với quốc gia này. Và cuộc đấu tranh này sẽ leo thang. Ở một số nước ASEAN, Trung Quốc là cầu thủ có ảnh hưởng lớn hơn so với Hoa Kỳ, ở một số nước khác — Mỹ là cầu thủ chính".
Bất chấp tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Trung Quốc và Philippines đang tìm cách để phát triển mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế — đây là một tín hiệu cho các nước láng giềng: nên hợp tác thay vì đối đầu với Trung Quốc. Trên thực tế, diễn biến sự kiện đang phát triển theo hướng này. Ví dụ, Việt Nam, nước có tranh chấp nghiêm trọng với Trung Quốc ở Biển Đông, vẫn duy trì tiếp xúc cấp cao nhất với Bắc Kinh. Nói chung, đây là cuộc đấu tranh rất tinh tế để tranh giành ảnh hưởng trong khu vực. Không có nghi ngờ rằng, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở thành căng thẳng hơn. Nhật Bản cũng sẽ tham gia cuộc đấu tranh này, đồng thời sẽ tiến hành trò chơi riêng của mình.
Và Manila đã lựa chọn thái độ thực dụng trong quan hệ với Trung Quốc. Điều này thấy được rõ bởi vì trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Rodrigo Duterte vào tháng 10 năm 2016, tranh chấp lãnh thổ không nằm trong chương trình nghị sự. Thái độ như vậy sớm mang lại kết quả: Trung Quốc và Philippines đã ký kết 13 thỏa thuận trong các lĩnh vực khác nhau. Trung Quốc hứa sẽ khuyến khích dân Trung Quốc đi du lịch đến Philippines, gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với 27 công ty xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Philippines đến Trung Quốc, và hứa sẽ không xua đuổi
thuyền đánh cá của ngư dân Philippines ở những vùng biển mà trước đây thậm chí đôi khi còn sử dụng vòi rồng.
Nên lưu ý đến đến thái độ linh hoạt của Manila trong việc lựa chọn các công ty đối tác của Trung Quốc. Hai bên bắt đầu thực hiện dự án giữa công ty Mega Harbour Port and Development của Philippines và công ty Trung Quốc China Communications Construction (chính công ty này đã xây dựng đảo nhân tạo cho mục đích quốc phòng trong vùng Biển Đông — ed.) về xây một đảo nhân tạo trong vịnh Davao. Đến cuối năm 2019 tại đó sẽ xây dựng bốn đảo nhân tạo tổng diện tích 208 ha. Khu vực cải tạo này sẽ được sử dụng để đặt trụ sở các cơ quan chính phủ, khu công nghiệp, bến cảng và nhà ở.