Bằng cách này, ông đặt dấu chấm hết cho dự án được coi là "con đẻ" của Tổng thống Obama. Barack Obama đã coi TPP là thành tựu chủ yếu trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, là mục tiêu cốt lõi của chính sách "tái cân bằng" ở châu Á.
11 nước khác ký vào thỏa thuận TPP một năm trước đây đang tìm cách thoát khỏi tình trạng này và đang thương lượng với nhau. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố rằng, "TPP sẽ vô nghĩa nếu thiếu Mỹ". Thật vậy, như ghi nhận của The Sydney Morning Herald, để thỏa thuận này có hiệu lực từ tháng 2 năm 2018, phải có ít nhất sáu nước (chiếm ít nhất 85% tổng GDP cộng gộp) phê chuẩn Hiệp định. Mà nếu không có Hoa Kỳ, với nền kinh tế chiếm 62% TPP, thì điều kiện này không thể thực hiện được.
Ông Nguyễn Thanh Phong, chuyên gia kinh tế, Chủ Tịch HĐQT Công ty cổ phần OSEVEN, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Hawa, chia sẻ với Sputnik về những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của sự kiện này đến nền kinh tế Việt Nam ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân và cả những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong thời điểm biến động thị trường:
"Việt Nam có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch lớn: các mặt hàng nông sản, may mặc, giầy dép, gỗ nội ngoai thất… Thị trường lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn là Mỹ. Viêc Hoa Kỳ không tham gia TPP với sắc lệnh mới nhất của Trump sẽ làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mất đi cơ hội tăng tốc mạnh hơn vào thi trường Mỹ. Rõ ràng chúng ta cũng mất đi lợi thế khi thuế xuất vào Mỹ bằng không nếu TPP được thông qua. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa bán nội địa thì sao?
Có thể các nước còn sẽ cố hoàn tất TPP vì sự sĩ diện chứ bản thân hiệp định này đã mất đi rất nhiều giá trị khi không còn Mỹ. Bởi vì các nước còn lại vẫn xem thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của họ. Rõ ràng hiệu quả của TPP giảm đi trông thấy khi bị Mỹ gạt bỏ, cũng không loại trừ khả năng các nước sẽ rút khỏi TPP, nhất là các nước nhỏ, điều kiện phát triển còn hạn chế.
Cá nhân tôi nhận định với vai trò là Phó Chủ tịch hiệp hội chế biến gỗ Hawa, cùng chung quan điểm với rất nhiều các doanh nghiệp trong nước khác cho rằng, TPP sẽ khó thống nhất ký kết. Việt Nam hiện tại đã không còn bàn luận gì nữa khi Trump ký sắc lệnh để Mỹ từ bỏ chính "đứa con mình tạo ra".
Trước đây đã có khá nhiều câu hỏi ngược lại: nếu Việt Nam tham gia TPP thì sẽ được gì và mất gì? Chắc chắn là mất rất nhiều khi các doanh nghiệp phần lớn đều chỉ ở quy mô vừa và nhỏ. Nên rõ ràng, chúng ta chưa đủ tầm để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài có hệ thống hoạt động bài bản khi họ "cào" Việt Nam với thuế xuất bằng 0. Nhưng hiển nhiên chúng ta cũng được khá khá khi chúng ta vươn mạnh hơn, mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước trong nhóm TPP. Cái được nhất của Việt Nam là dám hội nhập, chấp nhận rủi ro để thay đổi mọi điều từ chính phủ đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ thay đổi hoặc phải nhờ tư vấn để thay đổi của mình đủ tầm cạnh tranh với các đối thủ bạn khi họ xâm nhập thi trường. Cá nhân tôi nghĩ nếu tham gia TPP, Việt Nam đã sẵn sàng và chấp nhận thách thức để tìm cơ hội mới trong phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh".
Giáo sư Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học nổi tiếng của Nga, cảnh báo: "Theo thỏa thuận TPP, các tập đoàn xuyên quốc gia có thể nộp đơn kiện chống chính phủ nếu họ muốn thách thức các quyết định của chính phủ ảnh hưởng đến khoản thu nhập của họ, và có nhiều trường hợp các tập đoàn thắng kiện. Đây là mối nguy cơ đe dọa chủ quyền của các quốc gia, điều đó là rất nguy hiểm."
Nhà kinh tệ học Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý rằng, việc tham gia TPP đe dọa sự tồn tại của các ngành mới trong nền kinh tế Việt Nam, chẳng hạn như chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về thực phẩm của Mỹ được tạo ra vì lợi ích của các tập đoàn xuyên quốc gia, quảng bá GMO. Điều đó là không thể chấp nhận đối với các thị trường châu Âu, mà thị trường này cũng là rất quan trọng đối với Việt Nam.
Với TPP hay không, Việt Nam sẽ hiện đại hóa nền kinh tế và sẽ tiếp tục quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, — Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết. Đất nước này có tiềm lực kinh tế rất mạnh. Việt Nam tham gia vào 16 hiệp hội kinh tế quốc tế, bao gồm cả các tổ chức kinh tế lớn như Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN — Trung Quốc, FTA với EU, FTA với EAEC. Bây giờ Trung Quốc thúc đẩy đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), bao gồm ASEAN và các đối tác kinh tế chính của hiệp hội này ở châu Á-Thái Bình Dương: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. GDP của các thành viên Hiệp định RCEP đảm bảo 30% tổng GDP toàn thế giới.