"Trump chắc là sẽ chịu áp lực từ phía các tổ chức chính trị, và Liên bang Nga sẽ vẫn là kẻ thù số một. Và để đổi lấy hợp đồng cũ Trump sẽ bị trói tay ở các khu vực khác", — ông Belov nói tại cầu truyền hình về chủ đề "Yếu tố Trump trong nền chính trị châu Âu. Cái nhìn từ Moskva và Berlin", do MIA "Rossiya Segodnya" tổ chức.
Thành viên Hội chính trị quốc tế, sĩ quan về hưu Jochen Scholz nói rằng tất nhiên, đường lối quan hệ với Moskva mà tổng thống Trump lựa chọn sẽ là một điểm quan trọng cho đối thoại giữa Nga và EU.
Ông lưu ý rằng cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama "trên thực tế đã buộc người châu Âu thực hiện một số hành vi nhất định, cụ thể là thông qua biện pháp trừng phạt chống Liên bang Nga."
Nghị sỹ Đức Andrei Junco của Đảng Left đề cập đến làn sóng chỉ trích ở Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống, nói rằng ở Đức đang có phát triển tương tự.
Ông lưu ý rằng đã gửi yêu cầu đến một số cơ quan để nói rằng không có bằng chứng về các cuộc tấn công của hacker được cho là của Liên bang Nga trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức (hồi tháng Chín). Tuy nhiên, chiến dịch mà chuyên gia gọi là "câu chuyện đáng ngờ" vẫn tiếp tục diễn ra ở trong nước.