Về Donald Trump, NATO và các mối đe dọa đối với châu Âu: tưởng tượng và thực tế ...

© REUTERS / Jon Nazca/File PhotoEU
EU - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Slovakia đã tiến hành lễ trọng thể, dù không được phản ánh rộng rãi trong các phương tiện truyền thông , khai trương trụ sở bộ chỉ huy khu vực NATO.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà báo Martin Krno, Chủ tịch "Liên minh của Slovakia chống phát xít" bình luận về sự kiện này:

"Trung tâm chỉ huy của NATO nằm ở ngoại ô Bratislava. Số nhân viên làm việc trong biên chế  — hơn 40 người, trong đó có 20 vị trí việc làm dành cho đại diện các nước khác trong liên minh. Trụ sở tại Bratislava đã được thành lập theo thỏa thuận Slovakia- NATO, hiện nay các trụ sở bộ chỉ huy đang hoạt động trong ba nước Baltic, Ba Lan, Hungary, Bulgaria và Romania."

"Sputnik": Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả khối Bắc Đại Tây Dương là một tổ chức lỗi thời. Trong chiến dịch vận động tranh cử và sau thắng lợi trong cuộc bầu cử, ông đã nhiều lần tuyên bố rằng, NATO là một liên minh quân sự "tốn quá". Rõ ràng, ông Trump có ý định thực hiện những thay đổi lớn trong NATO. Tương lai của khối Bắc Đại Tây Dương và lực lượng phản ứng nhanh sẽ ra sao?

M.Krno: "Sườn phía Đông của NATO bao gồm các nước vùng Baltic và Ba Lan muốn để trên lãnh thổ các quốc gia đó hiện diện các đơn vị có khả năng phản ứng linh hoạt khi cần thiết. Tất nhiên, các bước đi của Mỹ và NATO nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự gây ra sự căng thẳng, khiến Nga phải có các biện pháp đáp trả. Liệu ông Trump có thể đưa ra quyết định rút lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi EU? Theo tôi, đây là vấn đề tài chính. Và ôngTrump sẽ ra quyết định dựa trên một vài chỉ số tài chính. Thật vậy, trong tổng số 28 thành viên NATO, chỉ có năm nước — Hoa Kỳ, Hy Lạp, Ba Lan, Estonia và Anh — chi cho quốc phòng 2% GDP. Cho đến gần đây ngân sách quân sự của Slovakia chỉ có vẻn vẹn 0,5% GDP, bây giờ — nhiều hơn. Đến năm 2020, con số này sẽ tăng thêm 1,6%. Trên thực tế, ôngTrump có quyền đặt ra câu hỏi: Tại sao Mỹ phải chịu gánh nặng tài chính để đảm bảo an ninh cho châu Âu và thậm chí cho Ukraina?

"Sputnik": Trong khi đó, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Âu đang tăng lên, họ giải thích điều đó bởi sự cần thiết phải đối phó "mối đe dọa" từ phía Nga. Và trụ sở NATO tại Slovakia đã được triển khai để giáng trả nguy cơ này. Liệu Hoa Kỳ dưới thời tân tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục đối đầu với Nga hay không? Hoặc chúng ta có thể chờ đợi những thay đổi?

M.Krno: "Xét theo những tuyên bố của tân tổng thống Mỹ, ông có ý định cải thiện quan hệ với Matxcơva. Dưới thời Obama, Phương Tây  đã đối đầu gay gắt với Nga, tình hình căng thẳng đã tiến tới ngưỡng "chiến tranh lạnh". Trong tình trạng này nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng, giới kinh doanh của Mỹ cũng bị thiệt hại, mà ông Donald Trump cũng là một nhà kinh doanh tài giỏi. Vì thế tôi lạc quan về tương lai. Tôi nghĩ rằng, chúng ta có thể chờ đợi giai đoạn mới dịu bớt tình trạng căng thẳng. Nhưng, trên lục địa châu Âu vẫn duy trì các mối nguy hiểm khủng khiếp: di cư không được kiểm soát, nạn khủng bố, kể cả khủng bố "hạt nhân" — vật liệu phóng xạ lọt vào các kênh buôn bán bất hợp pháp. Để đối phó với các nguy cơ này phải có sự tham gia của Nga. Đây là một nhiệm vụ cấp bách, chứ không phải những câu chuyện kinh dị từ thế kỷ trước "Bọn Nga đang tới!!", — nhà hoạt động xã hội, người Slovak, Martin Krno nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала