Theo văn kiện này Syria là một quốc gia độc lập và dân chủ, có chủ quyền, dựa trên các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng các quyền và tự do, tôn trọng sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân mà không có bất kỳ sự phân biệt hoặc ưu đãi. Dự thảo Hiến pháp đề xuất xác nhận sự thống nhất, sự bất khả xâm phạm và sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria như một nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự tồn tại của nhà nước.
Dự thảo Hiến pháp đề xuất hình thức nhà nước Syria là chính thể cộng hòa. Không ai ngoài các đại biểu do dân bầu ra có quyền đại diện cho nhân dân, phát biểu thay mặt nhân dân, nói lên tuyên bố thay mặt nhân dân, dự thảo viết. Hệ thống chính trị dựa trên nguyên tắc đa nguyên chính trị, các cơ quan chính quyền được thành lập một cách dân chủ thông qua cuộc bỏ phiếu kín.
Hội đồng nhân dân và Hội đồng các khu vực Syria thực hiện các quyền lập pháp thay mặt nhân dân. Đồng thời, dự thảo đề xuất thành lập Hội đồng các khu vực để đảm bảo sự tham gia của đại diện các khu vực hành chính trong hoạt động lập pháp và quản lý nhà nước. Hội đồng nhân dân phê chuẩn các đạo luật, ấn định bầu cử tổng thống, xem xét vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ.
Tổng thống và chính phủ thực hiện các quyền hành pháp. Tổng thống là người bảo lãnh độc lập dân tộc, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Theo dự thảo Hiến pháp, chính phủ là cơ quan điều hành tối cao. Tổng thống có nhiệm kỳ 7 năm. Không ai giữ chức tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng chính phủ, các phó thủ tướng, các bộ trưởng, và chấp nhận đơn từ chức của họ.
Hội đồng Nhà nước là cơ quan tư pháp hành chính tối cao. Đây là cơ quan tư pháp và tư vấn độc lập. Thẩm phán độc lập chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Dự thảo Hiến pháp cấm thành lập và hoạt động của các đảng chính trị và tổ chức xã hội theo đuổi mục tiêu hoặc hành động hướng tới lật đổ chế độ chính trị theo hiến pháp, vi phạm sự toàn vẹn và phá hoại an ninh của nhà nước, thực hiện hành động khủng bố, thành lập các đơn vị vũ trang, kích động hận thù tôn giáo, xã hội, chủng tộc, dân tộc và bộ lạc. Các tổ chức này không thể vào thành phần hệ thống chính trị-xã hội ở Syria.
Tài liệu xác định việc Syria chủ trương thiết lập quan hệ với các quốc gia khác trên cơ sở láng giềng thân thiện, hợp tác và an ninh. Dự thảo Hiến pháp tái khẳng định cam kết của Syria luôn tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến chương Liên đoàn Ả Rập, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.