Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Philippines có quyết định được số phận Biển Đông?

© REUTERS / Erik De CastroLá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông
Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cách đây 25 năm, lần đầu tiên các nước ASEAN đã tuyên bố sự cần thiết soạn ra tài liệu có tính ràng buộc pháp lý - Qui tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, một trong những "điểm nóng" trên hành tinh vài thập kỷ qua.

Ảnh chụp từ vệ tinh một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Nga không can thiệp vào tranh chấp xung quanh Biển Đông
Bản thân vùng biển được mỗi nước gọi theo cách khác nhau: Biển Đông, Biển Nam Hoa, Biển Tây Philippines. Những tuyến vận tải thương mại sầm uất đang đi qua nhiều vùng trên Biển Đông. Eo biển Malacca — cửa ngõ phía tây nam của Biển Đông — mỗi năm có khối lượng lưu thông dầu mỏ và khí đốt tự nhiên nhiều gấp vài lần so với kênh đào Suez và Panama gộp lại. Biển Đông cũng là nơi tập trung trữ lượng lớn dầu mỏ (hàng tỷ thùng) và khí đốt tự nhiên (hàng trăm nghìn tỷ mét khối).

Trong bối cảnh này, trên Biển Đông đã nhiều chục năm diễn ra tranh chấp các hòn đảo mà một số nước ASEAN và Trung Quốc có kỳ vọng lãnh thổ. Điểm chính ở đây không phải bản thân các đảo mà là sự xác định chủ quyền thềm lục địa mở rộng và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Thực tế càng báo động là những năm gần đây Trung Quốc tích cực tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo từ các rạn san hô mà theo luật định vốn không là những thực thể cung cấp chủ quyền thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, Bắc Kinh còn tiến hành quân sự hóa các đảo nhân tạo. Việc làm này có thể dẫn đến biến vùng biển rộng lớn thành khu vực pháp lý độc quyền của Trung Quốc, điều mà tất nhiên không được đa số các nước Đông Nam Á chấp nhận. Như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana phát biểu mới đây, nếu không ngăn chặn thì sớm muộn Trung quốc sẽ xây dựng tiền đồn quân sự ở Scarborough cho phép nước này kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Một phần tư thế kỷ qua, các nước ASEAN và Trung Quốc chỉ đưa ra được một tài liệu chung — Tuyên bố ứng xử của các bên ký năm 2002. Đó không phải văn kiện ràng buộc pháp lý và không xóa được những mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.

Lúc này, một vòng đàm phán mới dang được lên kế hoạch tổ chức tại Philippines. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ vào thành công.

"Đó là do, — Giáo sư Vladimir Kolotov, nhà khoa học chính trị Nga nhận định,  - cho tới nay các nước ASEAN vẫn không thể đàm phán với Trung Quốc như một mặt trận thống nhất, đề ra lập trường chung cho những thách thức địa chính trị quan trọng mà họ phải đối mặt. Một số nhà lãnh đạo đang đặt lợi ích đơn phương của quốc gia họ cao hơn lợi ích chung của Hiệp hội. Là bên không quan tâm đến việc ký kết Luật ứng xử, Trung Quốc sẵn sàng lợi dụng điểm yếu này."

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam phối hợp tuần tra Biển Đông
Chuyên gia đưa ra ví dụ về Campuchia, quốc gia không nằm trong Biển Đông. Những năm 70 của thế kỷ trước, Việt Nam đã ngăn chặn nạn diệt chủng mà Trung Quốc gây nên tại Campuchia. Cuộc nội chiến ở Campuchia đã chấm dứt có nhờ phần nhiều nỗ lực của Hiệp hội. Nhưng Giáo sư Kolotov gọi Campuchia ngày nay là "con ngựa Trojan" của Trung Quốc ở ASEAN. Lợi dụng sự phụ thuộc kinh tế của Campuchia, Bắc Kinh có thể qua Pnôm-Pênh phá hoại bất kỳ quyết định của Hiệp hội mà họ không bằng lòng — bởi để thông qua quyết định cần có sự biểu quyết thống nhất chứ không chỉ đa số.

Lập trường của Bắc Kinh là không đàm phán với một cấu trúc chung như ASEAN mà thực hiện các cuộc thương lượng song phương với từng thành viên của Hiệp hội, — Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Hellen dela Vega chỉ ra gần đây.

Tất nhiên là dễ hơn khi vặn tay từng người một, — chuyên gia Nga bổ sung.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала