1. 2016 là năm khó khăn đối với nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
Tình hình thế giới vẫn căng thẳng. Tồn tại những mâu thuẫn sâu sắc giữa các quốc gia và các liên minh của họ về các vấn đề mang tính nguyên tắc của trật tự thế giới. Máu tiếp tục đổ ở những khu vực, nơi mà thể chế nhà nước và những cơ sở hợp pháp của chính quyền đã bị xói mòn bởi sự can thiệp từ bên ngoài, hoặc bởi nước ngoài nuôi dưỡng các lực lượng cực đoan và cấp tiến trong nước. Các mối đe dọa khủng bố trong vành đai bất ổn từ Bắc Phi tới biên giới Nam Á mang tính hệ thống. Vì âm mưu của một số ít các quốc gia duy trì "sự lãnh đạo" toàn cầu bằng bất kỳ giá nào mà toàn toàn thế giới phải trả.
Đối với đại đa số cộng đồng quốc tế, tính viển vông của chủ nghĩa bá quyền đơn cực, sự khiếm khuyết của các phương pháp tiếp cận đơn phương thật đã rõ ràng. Việc đòi hỏi chương trình nghị sự quốc tế mang tính xây dựng hướng tới hợp tác bình đẳng đã tăng lên.
Nga, cùng các quốc gia có trách nhiệm khác chủ động làm việc để ngăn chặn suy thoái hơn nữa các mối quan hệ quốc tế, đầy rẫy nguy cơ đổ vỡ không kiểm soát được và trượt vào cuộc đối đầu toàn diện, đã khẳng định và củng cố quy chế của mình là quốc gia bảo lãnh sự ổn định toàn cầu, của trung tâm thu hút và hỗ trợ những ai trung thành với thượng tôn của luật pháp quốc tế, truyền thống và các giá trị lành mạnh, những ai sẵn sàng và khao khát xây dựng trên cơ sở này cách tiếp cận tập thể, công bằng, dễ hiểu để giải quyết những vấn đề cấp bách của thời đại chúng ta.
2. Tầm nhìn của Nga về những thay đổi đang diễn ra trên thế giới được phản ánh trong Khái niệm về chính sách đối ngoại đổi mới đã được Tổng thống Liên bang Nga phê duyệt ngày 30 tháng 11 năm 2016.
Trong văn kiện này nhấn mạnh những luận điểm về sự cần thiết đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố và tạo ra cho mục đích này một mặt trận quốc tế rộng khắp trên cơ sở pháp lý vững chắc. Chú ý đáng kể đến các khía cạnh khác nhau về việc hình thành trật tự thế giới đa trung tâm, đến công việc trong các định dạng quốc tế có triển vọng, như SCO, BRICS, RIC, "Nhóm G20", sự phát triển của EAEC và củng cố các mối quan hệ đối ngoại của họ, bao gồm cả với ASEAN nhằm tạo ra một không gian kinh tế Á — Âu rộng lớn. Khái niệm này khẳng định sự bất khả xâm phạm của các cơ sở nền tảng trong chính sách đối ngoại Nga, tính tự chủ, độc lập, chủ nghĩa thực dụng, đa vector, sẵn sàng phát triển hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước và các nhóm các quốc gia hữu quan.
3. Hướng then chốt áp dụng các nỗ lực nhằm tăng cường an ninh và ổn định trong năm 2016 vẫn là đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Cái chết của Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ A.G.Karlov bởi hành động khủng bố đê hèn đang khẳng định thách thức chưa từng có và không có tương tự của chủ nghĩa khủng bố hiện đại, nó phản ánh sự vô nhân tính ghê tởm của hệ tư tưởng và thực tiễn của nó. Sáng kiến của Tổng thống Liên bang Nga đưa ra trong quá trình khóa họp lần thứ 70 Đại hội đồng LHQ về hình thành liên minh quốc tế rộng khắp chống chủ nghĩa khủng bố vẫn giữ nguyên tính cấp bách của nó. Cuộc chiến chống lại cái ác chỉ có thể thành công trên cơ sở pháp lý, tập thể, trung thực dưới vai trò trung tâm của LHQ và Hội đồng Bảo an LHQ.
Chú ý tăng cường hợp tác chống khủng bố trong công việc của các tổ chức, hiệp hội quốc tế, bao gồm cả trong quá trình Nga làm chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tháng 11), các hoạt động của hội nghị chống khủng bố OSCE tại Berlin và Hội đồng Bộ trưởng OSCE tại Hamburg, tại các cấu trúc CIS, CSTO, ASEAN, APEC, của Diễn đàn chống khủng bố toàn cầu, SCO, cũng như BRICS, những nơi mà Nhóm công tác về chống khủng bố được thành lập theo sáng kiến của Nga.
Theo đề nghị của Nga đã sửa đổi các Quy chuẩn FATF, theo đó lần đầu tiên trong 25 năm tồn tại của Nhóm được áp dụng lệnh cấm hoàn toàn việc giao thương với những kẻ khủng bố. Hợp tác chống khủng bố đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc gặp song phương và các cuộc đàm phán với các đối tác từ EU, Liên minh châu Phi, Trung Quốc, Ai Cập, Israel, Tajikistan, Pakistan và các nước khác.
4. Trung tâm chú ý vẫn là khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nơi hoạt động của các nhóm khủng bố quốc tế đã dẫn đến việc hình thành một không gian rộng lớn hỗn loạn và bạo lực. Việc duy trì ở giai đoạn nóng cuộc xung đột ở Syria, Yemen, Libya, Iraq tiếp tục làm suy yếu các định chế nhà nước, suy thoái tình hình kinh tế — xã hội và nhân đạo của dân cư trong khu vực là mối đe dọa lớn đối với an ninh và ổn định quốc tế.
Tại Syria, trong khuôn khổ chiến dịch do các lực lượng không quân vũ trụ Nga tiến hành theo đề nghị của chính quyền chính thức, nhờ sự phối hợp hành động có hiệu quả đã chặn đứng việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của phiến quân, giải phóng vùng lãnh thổ rộng lớn, bị chúng chiếm đóng trước đây. Thành phố lớn nhất đã dược giải phóng — Aleppo. Với sự tham gia của quân đội Nga từ Trung tâm hòa giải các bên tham chiến, hơn một ngàn thành thị và làng mạc và khoảng một trăm nhóm vũ trang đối lập đã ký thỏa thuận tham gia chế độ chấm dứt những hành động quân sự, hoặc tuyên bố thực hiện các điều kiện của nó.
Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy giải pháp hòa bình trong khuôn khổ quá trình chính trị — ngoại giao để khởi động đối thoại toàn diện giữa các bên Sirya mà không cần điều kiện tiên quyết, trên cơ sở Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và lưu ý đến quyết định thành lập Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria dưới sự đồng chủ tịch của Nga và Hoa Kỳ. Vào thời điểm, khi chính quyền Obama thất bại trong việc thực hiện các thỏa thuận về phân rõ ranh giới giữa phe đối lập "ôn hòa" với những kẻ khủng bố, vai trò đặc biệt trong việc thực hiện các biện pháp nhằm chấm dứt chiến sự và hồi sinh quá trình chính trị nhằm kết thúc xung đột Syria là sự phối hợp hành động ba bên giữa Nga, Cộng hòa Hồi giáo Iran và Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đối thoại thường xuyên với Ả Rập Saudi, Ai Cập, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Jordan và các nước khác trong khu vực.
Đường lối do Nga theo đuổi về ổn định tình hình trong khu vực, khắc phục những hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng và tìm kiếm các giải pháp chính trị giải quyết phần lớn các cuộc xung đột đã làm tăng hiểu biết về sự cần thiết thống nhất các nỗ lực để chống lại các thách thức và đe dọa, cũng như phối hợp cách tiếp cận nhằm đưa khu vực ra khỏi tình trạng khủng hoảng đa cấp. Điều này đặc biệt liên quan đến việc tìm kiếm con đường vượt qua khủng hoảng ở Libya, Yemen, Iraq, cũng như tạo điều kiện nối lại tiến trình hòa bình Trung Đông, mà có thể nhận được kết quả chỉ qua đối thoại trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo Israel và Palestine.
Tiếp tục giải quyết tổ hợp các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch hành động chung, toàn diện để giải quyết chương trình hạt nhân của Iran.
Các hành động khiêu khích vũ trang, mà trách nhiệm về những hành động đó, theo báo cáo của Cơ quan giám sát đặc biệt OSCE, thuộc về Kiev, kết hợp với chính sách mà chính phủ Ukraine theo đuổi là ngầm phá hoại quá trình đàm phán và các quyết định đưa ra trước đó đã không cho phép đạt được tiến bộ trong việc thực thi "Tổ hợp các biện pháp thực hiện thỏa thuận Minsk", ký ngày 12 tháng 2 năm 2015. Thỏa thuận này vẫn là cơ sở duy nhất giải quyết cuộc khủng hoảng nội bộ Ukraina. Luận điểm này đã được khẳng định nhiều lần trong quá trình công tác của Nhóm tiếp xúc, của việc đối thoại thường xuyên theo đường các Bộ trưởng ngoại giao, của các trợ lý đối ngoại giữa các lãnh đạo "Bộ tứ Normandy", các cuộc gặp với đại diện của chính quyền Mỹ, cũng như theo kết quả của hội nghị thượng đỉnh bốn bên tháng 10 năm 2016
6. Trong khuôn khổ thực thi sáng kiến của Tổng thống Liên bang Nga về hình thành mô hình hội nhập đa cấp đối tác toàn diện tại Âu Á — tiếp tục chấn chỉnh quan hệ của Liên minh kinh tế Á — Âu (EAEC) với các nước thứ ba và các hiệp hội hội nhập, bao gồm Serbia, Israel, Iran, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, MERCOSUR. Đã chuẩn bị chuyển đổi sang các định dạng hợp tác tiên tiến, trong đó, bằng việc ký kết các biên bản ghi nhớ về hiểu biết lẫn nhau theo đường Ủy ban Kinh tế Á — Âu, chuẩn bị các hiệp định thương mại — kinh tế và thành lập khu vực thương mại tự do.
Trong các văn kiện tổng kết Hội nghị thượng đỉnh Nga — ASEAN diễn ra vào tháng 5 tại Sochi đã phản ánh ý định của Hiệp hội xem xét sáng kiến của Nga về phối hợp nghiên cứu triển vọng thành lập khu vực thương mại tự do giữa EAEC và ASEAN.
Vào tháng 10 Hiệp định Thương mại tự do giữa EAEC và Việt Nam đã có hiệu lực và trở thành Hiệp định thương mại ưu đãi đầu tiên của Liên minh.
Bắt đầu thỏa thuận dự thảo Hiệp định về hợp tác thương mại — kinh tế giữa Trung Quốc với EAEC, đó là một bước tiến mới trong quá trình tìm kiếm những điểm tương đồng giữa hai sáng kiến hội nhập khu vực — EAEC và "Vành đai kinh tế trên con đường Tơ lụa" Trung Quốc.
7. Vào năm kỷ niệm 25 năm Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, các quốc gia thành viên của tổ chức này tập trung nỗ lực vào việc nâng cao hiệu quả của Tổ chức này và thích nghi nó với thực tế hiện đại. Trong khuôn khổ công tác mở rộng cơ sở hiệp định — pháp lý của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập đã thông qua được 12 văn bản quốc tế và hơn 70 quyết định điều chỉnh các khía cạnh khác nhau về quan hệ tương tác giữa các quốc gia — thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, nhân đạo và thực thi pháp luật.
Hướng quan trọng nhất vẫn là phát triển khu vực thương mại tự do trong khuôn khổ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Hiện nay, Hiệp ước về khu vực thương mại tự do ngày 18 tháng 10 năm 2011 được áp dụng cho tất cả các quốc gia ký kết. Để triển khai các điều khoản của Hiệp ước, trong quá trình phiên họp tại Bishkek vào tháng 6 của Hội đồng những người đứng đầu Chính phủ các Quốc gia Độc lập đã ký Nghị định thư giữa các quốc gia — thành viên về quy tắc và thủ tục quy định mua sắm công.
Việc phối hợp các nỗ lực của các quốc gia — thành viên cũng nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính — kinh tế thế giới đối với nền kinh tế các quốc gia, chống lại các mối đe dọa khủng bố và tội phạm có tổ chức, tăng cường quan hệ đối ngoại.
Trong nhiệm kỳ Nga giữ chức chủ tịch Cộng đồng các Quốc gia Độc lập năm 2017, sẽ tiếp tục đường lối phát triển hơn nữa hợp tác nhiều mặt, làm sâu sắc và liên kết các quá trình hội nhập ở mức độ khác nhau trong không gian Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.
8. Thúc đẩy phát triển hơn nữa hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước về an ninh tập thể (CSTO) sẽ là Chiến lược An ninh Tập thể đổi mới của CSTO cho giai đoạn đến năm 2025, cũng như một loạt văn kiện chính trị đã được thông qua ở cấp cao và cao nhất về việc giải quyết các vấn đề tại Syria, Nagorno-Karabakh, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Tăng cường đáng kể tiềm năng của Tổ chức là việc thành lập Trung tâm phản ứng khủng hoảng, mà công việc của Trung tâm này sẽ liên quan đến hoạt động của Trung tâm quốc gia quản lý quốc phòng Liên bang Nga và các trung tâm tương tự khác được thành lập ở các quốc gia — thành viên CSTO.
Thường xuyên tiến hành tập trận chung nhằm hoàn thiện hợp tác quân sự và chống khủng bố, phản ứng khẩn cấp, các chiến dịch đặc biệt chống di cư bất hợp pháp và tội phạm mạng. Các quyết định đã được thông qua về cải cách Cơ quan tham mưu liên kết của CSTO, đào tạo cán bộ quân sự, tăng cường hợp tác quân sự — kỹ thuật. Bước đột phá là việc thỏa thuận Danh sách thống nhất các tổ chức bị coi là khủng bố ở các quốc gia — thành viên tại phiên họp tháng 10 Hội đồng an ninh tập thể CSTO tại Yerevan.
Trong khuôn khổ hoàn thiện quá trình gia nhập của Kyrgyzstan vào EAEC, Liên bang Nga tiếp tục cung cấp cho đất nước này sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật đáng kể nhằm đảm bảo sự thích nghi tối đa nền kinh tế của họ với thực tế mới.
Quan điểm gần gũi hoặc trùng hợp giưã Nga và Tajikistan về hầu hết các vấn đề then chốt trong chương trình nghị sự quốc tế và khu vực, đã đảm bảo hỗ trợ tương hỗ các sáng kiến của Moskva và Dushanbe trong các tổ chức quốc tế như CIS, CSTO, SCO, LHQ và OSCE. Tính đến các mối đe dọa xuất phát từ Afghanistan, việc duy trì hợp tác quân sự — kỹ thuật song phương, đặc biệt về mặt tăng cường biên giới giữa Tajikistan và Afghanistan vẫn là yếu cầu cấp thiết.
Cái chết đột ngột của Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov, mà Tổng thống Liên bang Nga đã đến thăm Samarkand vào tháng 9 để tỏ lòng sùng kính ông, đã không cản trở sự phát triển hợp tác giữa hai nước. Trong tháng 10, tại Moskva đã tổ chức thành công vòng 4 hội nghị tư vấn cấp cao liên ngành về các vấn đề an ninh khu vực ở Trung Á. Vào tháng 11, Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã ký kết thỏa thuận mới về hợp tác quân sự — kỹ thuật.
Trọng tâm của các mối quan hệ với Turkmenistan vẫn là vấn đề phát triển quan hệ kinh tế — thương mại, hợp tác trong các cấu trúc quốc tế, các vấn đề an ninh khu vực và quan hệ văn hóa và nhân văn song phương.
9. Hỗ trợ toàn diện quá trình thiết lập Abkhazia và Nam Ossetia như những quốc gia dân chủ hiện đại, tăng cường vị thế quốc tế của họ. Mở rộng cơ sở hiệp ước — pháp lý trong các mối quan hệ. Tổng cộng, đến cuối năm 2016 hơn 90 thỏa thuận với Abkhazia và hơn 80 với Nam Ossetia đã có giá trị, trong đó triển khai trên lãnh thổ của họ những căn cứ quân sự Nga và bảo vệ an ninh biên giới với Gruzia.
Về việc giải quyết vấn đề Transnistria, trên cơ sở đề xuất của phía Nga đã thực hiện thành công nhiệm vụ chính của hai năm gần đây — các bên đã quay trở lại bàn đàm phán và nối lại các cuộc gặp theo định dạng "5 + 2". Trong quá trình tiếp xúc chính thức tại Đức vào tháng 6 và tháng 7, các bên đã có thể thảo luận các vấn đề cấp bách nhất trong chương trình nghị sự. Chúng tôi hy vọng rằng, cuộc bầu cử cả ở hai bờ sông Dnestr đã diễn ra vào năm 2016 sẽ tăng thêm động lực tích cực cho quá trình giải quyết tiếp theo vấn đề Transnistria.
Nhờ những hành động mạnh mẽ của Nga trong cuộc gặp ở Moskva giữa lãnh đạo Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Armenia và Azerbaijan đã đạt được thỏa thuận chấm dứt các hành động quân sự quy mô lớn nổ ra vào đầu tháng 4 năm 2016 tại Nagorno Karabakh. Chúng tôi đã cố gắng làm giảm leo thang tình hình và tạo điều kiện tiếp tục các cuộc đàm phán trong quá trình Hội nghị thượng đỉnh Armenia — Azerbaijan tháng 5 tại Vienna với sự tham gia của các Bộ trưởng ngoại giao các nước đồng chủ tịch Nhóm OSCE Minsk và cuộc gặp ba bên tại Sankt-Peterburg.
10. Các mối quan hệ liên minh với Belarus đã phát triển ở các định dạng khác nhau: song phương trong khuôn khổ Nhà nước liên minh, Liên minh Kinh tế Á — Âu và CIS. Mức độ hợp tác cao được ghi nhận không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn trong các vấn đề an ninh tập thể, phối hợp chính sách đối ngoại, phát triển các mối quan hệ văn hóa và nhân văn, đảm bảo sự bình đẳng các quyền của công dân hai nước.
Sự phát triển hơn nữa các mối quan hệ đối tác chiến lược với Kazakhstan sẽ được thúc đẩy bởi Kế hoạch hành động chung Nga — Kazakhstan đã được nguyên thủ các quốc gia phê duyệt cho giai đoạn 2016 — 2018.
11. Tiếp tục củng cố Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) nhằm tăng cường an ninh trong khu vực, làm sâu sắc thêm sự phối hợp chính trị, quan hệ kinh tế và nhân văn giữa các thành viên của Tổ chức.
Những nỗ lực chính đã được tập trung vào việc thực hiện trên thực tế những thỏa thuận đạt được trong nhiệm kỳ Nga làm chủ tịch SCO năm 2014 — 2015, trước hết vào việc mở rộng Tổ chức. Trong phiên họp Hội đồng các nguyên thủ các quốc gia — thành viên SCO tại Tashkent vào tháng 6 đã ký bản ghi nhớ về nghĩa vụ của Ấn Độ và Pakistan để nhận được tư cách thành viên, đồng thời đã phê duyệt Kế hoạch hành động 2016-2021 về thực hiện Chiến lược phát triển của SCO đến năm 2025 và thông qua Tuyên bố Tashkent kỷ niệm 15 năm SCO.
Trên hướng kinh tế, chúng tôi chủ động giới thiệu trong cấu trúc Tổ chức sáng kiến của Tổng thống Nga về tạo dựng quan hệ đối tác toàn diện Á — Âu với các nước của EAEC, SCO, các nước khác và các hiệp hội của họ.
12. Dưới sự chủ trì của Ấn Độ trong BRICS, công tác tăng cường liên kết và đa dạng hóa các hướng quan hệ đối tác chiến lược của các nước "G 5" được tiếp tục.
Trong cuộc gặp không chính thức giữa những người đứng đầu các quốc gia — thành viên BRICS bên lề hội nghị thượng đỉnh "G 20" tại Hàng Châu ngày 04 tháng 9 và Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VIII của BRICS tại Goa ngày 15 — 16, lãnh đạo các quốc gia đã thể hiện sự thống nhất liên kết, khẳng định sự quan tâm thực sự về phát triển và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác nhiều mặt.
Trong Tuyên bố Goa đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh và Kế hoạch hành động Goa đã ghi nhận sự trùng hợp hoặc ăn nhịp giữa các quốc gia thành viên về một loạt các vấn đề quan trọng của chương trình nghị sự chính trị và kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng Phát triển mới BRICS và vùng dự trữ ngoại hối của BRICS với tổng vốn 200 tỷ USD đã chiếm vị trí vững chắc trong hệ thống tài chính toàn cầu và góp phần vào hiện đại hóa kiến trúc điều phối toàn cầu. Năm 2016 ngân hàng đã bắt đầu tài trợ cho 7 dự án đầu tiên, trong đó, cho việc xây dựng hai nhà máy thủy điện ở Karelia.
Để mở rộng "quyền lực mềm" của BRICS và gắn kết các tiềm năng văn hóa và văn minh của các nước liên kết, đã tiến hành một loạt diễn đàn lớn: quốc hội, dân sự, thanh niên, nữ nghị sĩ, các nhà ngoại giao trẻ.
13. Trong khuôn khổ "G 20" đã có sự tham gia tích cực vào nỗ lực toàn cầu nhằm đảm bảo điều kiện để phục hồi nhanh chóng sự tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi ghi nhận việc mở rộng khách quan chương trình nghị sự của "G 20" nhờ các chuyên đề sẵn có ở giao điểm kinh tế và chính trị (an ninh thông tin quốc tế, đấu tranh chống tham nhũng, chống tài trợ khủng bố, chuyên đề những người tị nạn). Sự hỗ trợ của Nga cho phép đạt được giải pháp cân bằng về những vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh tháng 9 của Nhóm tại Hàng Châu.
Phù hợp với những thỏa thuận đạt được trước đó, trong khuôn khổ
"G 20" tháng 1 năm 2016 các quyết định về cải cách IMF chính thức có hiệu lực, theo đó phiếu bầu của BRICS tăng 3,46% (đến 14,18%), đưa tổng "trọng lượng" của chúng gần tới các phiếu phong tỏa 15%.
Đối thoại Nga — Trung ở cấp cao và cao nhất được đặc trưng bởi sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau cao. Năm 2016 đã diễn ra năm cuộc gặp giữa những người đứng đầu nhà nước, cuộc gặp thường kỳ lần thứ 21 giữa những người đứng đầu chính phủ đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ chủ tịch của Bắc Kinh trong "G 20" được ghi nhận bởi sự phối hợp hiệu quả các quan điểm của hai nước về chương trình nghị sự làm việc ở định dạng này.
Trong thương mại song phương đang gia tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm trong nước với mức độ chế biến cao, tăng cung cấp các sản phẩm công nghệ cao, đã thỏa thuận được 66 dự án ưu tiên trong lĩnh vực đầu tư. Củng cố quan hệ đối tác cùng có lợi trong các lĩnh vực năng lượng: vốn vay tín dụng của Trung Quốc đã bắt đầu được cung cấp cho dự án "Yamal LNG", tiếp tục xây dựng đường ống dẫn "Sức mạnh Siberia", lượng cung cấp dầu của Nga sang Trung Quốc đang tăng ổn định.
Hợp tác trong lĩnh vực quân sự đang phát triển, hoàn thành có hiệu quả việc kiểm tra chung đầu tiên biên giới Nga — Trung. Dự án quan trọng trong lĩnh vực hợp tác nhân văn là những Năm của các phương tiện truyền thông đại chúng Nga và Trung Quốc.
15. Sự phát triển các mối quan hệ trong đối tác chiến lược đặc biệt ưu đãi với Ấn Độ dựa vào sự chin muồi các mối quan hệ giữa hai nước, đối thoại tin cậy về các chuyên đề của chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực, chung quan điểm về các vấn đề hòa bình và an ninh, tăng cường quản lý toàn diện và minh bạch toàn cầu. Tinh thần thống nhất của Moskva và New Delhi về tăng cường hơn nữa các mối quan hệ đã được khẳng định trong chuyến thăm làm việc của Tổng thống Nga đến nước này vào tháng 10.
Những thỏa thuận quan trọng mới, đạt được trong các lĩnh vực như, hợp tác quân sự — kỹ thuật, năng lượng, đầu tư, các mối liên kết giữa các khu vực không ngừng phát triển, những địa chỉ liên hệ nhân văn mới được khởi xướng. Để kỷ niệm ngày lễ sắp tới vào tháng 4 năm 2017 — 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch hoạt động tương ứng.
16. Cơ chế quan trọng trong chính sách đối ngoại và hợp tác thiết thực giữa Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là định dạng RIC, trong đó thực hiện phối hợp sâu rộng quan hệ tương tác ba bên. Trong quá trình phiên họp lần thứ 14 giữa các ngoại trưởng các nước RIC tổ chức tại Moskva vào tháng 4 đã đi đến thỏa thuận về tăng cường phối hợp trong khuôn khổ các liên minh đa phương, trước hết trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, BRICS, SCO, "G 20."
17. Căn cứ vào mục tiêu đảm bảo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế — xã hội của Đông Siberia và Viễn Đông, các nỗ lực tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước trong khu vực châu Á — Thái Bình Dương đã được đẩy mạnh. Diễn đàn kinh tế phương Đông đã tự chứng minh cho mình là cấu trúc quan trọng để thể hiện tiềm năng đầu tư của đất nước chúng tôi và phát triển quan hệ với khu vực châu Á — Thái Bình Dương, mà cuộc gặp lần thứ hai của diễn đàn đã diễn ra tại Vladivostok vào tháng 9.
Quan hệ với Nhật Bản đã có bước phát triển mới, trước hết — nhờ chuyến thăm chính thức đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Liên bang Nga. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, quan hệ đối tác chiến lược với Lào không ngừng được củng cố, hợp tác với Indonesia, Philippines, Thái Lan phát triển năng động, đã ghi nhận được những chuyển biến tích cực trong đối thoại với Australia và New Zealand.
Quan hệ tương tác với các hiệp hội đa phương trong khu vực châu Á — Thái Bình Dương phát triển mạnh mẽ. Sự kiện đối ngoại lớn nhất của năm theo hướng này là Hội nghị thượng đỉnh Nga — ASEAN diễn ra vào tháng 5 tại Sochi, kết quả hội nghị là thông qua Tuyên bố Sochi và Kế hoạch tổng hợp năm năm nhằm đưa các mối quan hệ của chúng tôi với các nước "G 10" lên tầm quan hệ đối tác chiến lược.
Để tạo ra một không gian kinh tế không phân biệt đối xử và đảm bảo bổ sung tương hỗ các quá trình hội nhập trong khu vực châu Á — Thái Bình Dương và khu vực Á-Âu, chúng tôi đã phản ánh trong các văn kiện tổng kết hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tại Lima quan điểm của Nga về sự cần thiết thúc đẩy khu vực thương mại tự do châu Á — Thái Bình Dương trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện các sáng kiến hội nhập khu vực.
Trong quan hệ tương tác với các đối tác trong khu vực châu Á — Thái Bình Dương tiếp tục công việc về sự hình thành trong khu vực kiến trúc an ninh công bằng và toàn diện dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tính toán tương hỗ về quyền lợi. Để phát triển đối thoại đa phương về chủ đề này trong cấu trúc của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chúng tôi đã đưa ra sáng kiến thành lập Ma trận đánh giá tổng hợp về hiệu quả hoạt động của các cơ chế liên chính phủ chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh trong khu vực.
Chúng tôi tham gia tích cực vào hoạt động của cơ chế các Phiên họp Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia — thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại, cũng như trong diễn đàn khu vực ASEAN về an ninh, Diễn đàn"Á — Âu", Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á, Đối thoại về hợp tác ở châu Á.
18. Đối thoại với Hoa Kỳ trở nên phức tạp bởi Nhà Trắng theo đuổi chính sách thù địch "kiềm chế có hệ thống" chống Nga, theo đó tăng cường áp lực trừng phạt, triển khai các hợp phần của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu Mỹ, tiếp tục hoạt động khiêu khích quân sự ở biên giới phía tây của Nga và lưu vực Biển Đen. Chiến dịch thông tin được đạo diễn vu cáo Nga can thiệp vào quá trình bầu cử tổng thống ở Mỹ nhằm tăng gieo giắt sợ hãi Nga.
Đáp trả những hành động này trên cơ sở có đi có lại, chúng tôi đã kiên trì chứng minh cho phía Mỹ về sự cần thiết bình thường hóa đối thoại trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lợi ích tương hỗ của hai nước. Trong đó cần giải quyết các vấn đề thâm căn cố đế trong quan hệ song phương: bắt cóc công dân chúng tôi bởi các cơ quan tình báo Mỹ ở các nước thứ ba, vi phạm các quyền của trẻ em Nga được nhận làm con nuôi ở Mỹ.
Quan hệ tương tác được tiếp tục ở một loạt hướng, đáp ứng lợi ích và mục tiêu của Nga về an ninh quốc tế, bao gồm cả trong khuôn khổ giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, cũng như Hiệp ước về các Biện pháp cắt giảm tiếp theo vũ khí tấn công chiến lược ký năm 2010, hàng chục thỏa thuận song phương khác. Mỹ đã phải thừa nhận thất bại trong các mưu toan "cô lập" Nga trên trường quốc tế: đã diễn ra hai cuộc gặp giữa hai Tổng thống, 14 cuộc gặp các bộ trưởng ngoại giao, trong đó Bộ trưởng ngoại giao Mỹ hai lần đến thăm Moskva.
Nhân dịp D.Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ Vladimir Putin đã gửi thông điệp chúc mừng, trong đó bầy tỏ hy vọng sẽ cùng phối hợp khắc phục tình trạng khủng hoảng trong quan hệ giữa hai nước.
19. Quan hệ với Liên minh châu Âu như trước đây vẫn là con tin trong đường lối không mang tính xây dựng của Brussels về "kiềm chế Nga" dưới cái cớ khác nhau. Tuy nhiên, đối thoại vẫn tiếp tục về một số lĩnh vực cùng quan tâm, bao gồm chống khủng bố, di cư, thương mại và hải quan, năng lượng, vấn đề Trung Đông và các vấn đề khác.
Trong cuộc gặp "bên lề" Diễn đàn kinh tế Peterburg ngày 16 tháng 6, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir V.V. Putin đã trao cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jean-Claude Juncker đề xuất của Nga về tạo dựng quan hệ tương tác Liên bang Nga — EU trong điều kiện mới. Hiện không nhận được phúc đáp. Ngay cả các kiến nghị của Ủy ban Kinh tế Á — Âu về tiếp xúc làm việc với EC cũng vẫn không có phản ứng cụ thể.
20. Mặc dù đường lối đang được duy trì của EU về cắt giảm quan hệ tương tác với Nga, nhưng chương trình hợp tác vùng giáp biên và khu vực với Latvia, Lithuania, Na Uy, Ba Lan, Phần Lan, Thụy Điển và Estonia dưới sự tài trợ từ Ủy ban châu Âu, cũng như quan hệ đối tác "Hướng phương Bắc" trong lĩnh vực sinh thái, giao thông, y tế và văn hóa vẫn được tiếp tục.
21. Năm qua đã khẳng định tầm quan trọng của OSCE trong các vấn đề châu Âu.
Ở hướng Ukraine, Tổ chức tiếp tục hỗ trợ thực hiện "Tổ hợp các biện pháp thực thi các thỏa thuận Minsk," công việc của Nhóm tiếp xúc và nhiệm vụ giám sát đặc biệt OSCE tại Ukraine. Các báo cáo của Ủy ban về tình hình ở tất cả các vùng của Ukraine đã có tính khách quan và đầy đủ hơn.
Ngoài các chủ đề truyền thống của OSCE, bổ sung vào chương trình nghị sự thường xuyên của Tổ chức này là vấn đề khủng hoảng di cư ở châu Âu và độ tương thích của quá trình hội nhập. Chúng tôi ủng hộ sự quan tâm đến vấn đề này, trong đó nêu ra những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di cư vào EU. Trong việc thúc đẩy đề tài liên kết tương hỗ kinh tế, chúng tôi đã hỗ trợ đại diện của Ủy ban Kinh tế Á — Âu, CSTO, CIS và SCO tham gia vào hoạt động của OSCE.
Chúng tôi hài lòng về quan hệ tương tác mang tính xây dựng giữa Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga và ODIHR của OSCE về vấn đề quan sát bầu cử Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Liên bang Nga ngày 18 tháng 9.
Nga ủng hộ các biện pháp mới tạo dựng lòng tin của OSCE trong việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, cũng như Tuyên bố đã được thông qua tại phiên họp của Bộ ngoại giao OSCE nhân kỷ niệm 20 năm "Cơ sở quan điểm của OSCE về kiểm soát vũ khí", chào mừng việc khởi động các cuộc đối thoại cơ cấu hóa về những thách thức và rủi ro an ninh nhằm tạo hiểu biết chung.
22. Vào năm thứ 20 tham gia vào Hội đồng châu Âu (CoE), định dạng hàng đầu hợp tác châu Âu Nga đã trở thành đối tác tích cực trong tất cả các "hướng" hoạt động của CoE (trừ PACE).
Trong khuôn khổ đối thoại chính trị với Nga, Tổng thư ký CoE
T.Jagland đã có chuyến thăm làm việc tại Nga, tại Moskva đã tổ chức thành công cuộc họp Ban chỉ đạo chương trình tương tác Liên bang Nga — Hội đồng Châu Âu.
Mở rộng hơn nữa sự tham gia của Nga vào công việc của Hội đồng châu Âu là việc nước chúng tôi ký Công ước châu Âu về hủy bỏ việc hợp pháp hóa các văn bản lập bởi các Cơ quan ngoại giao, hoặc các quan chức lãnh sự, Công ước về cách tiếp cận duy nhất với an ninh, bảo vệ và phục vụ tại các sự kiện thể thao, cụ thể, các trận đấu bóng đá, và Nghị định thư № 15 sửa đổi Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của Tòa án châu Âu về quyền con người.
23. Các nhà lãnh đạo NATO tiếp tục thực hiện tổ hợp các biện pháp tăng tốc sự hiện diện và phát triển cơ sở hạ tầng quân sự của khối ở các quốc gia Trung Âu và Đông Âu, Baltic và Biển Đen. Tại hội nghị thượng đỉnh Warsaw của liên minh diễn ra vào tháng 7 đã đưa ra chính sách dài hạn về tăng cường thành phần quân sự của khối để duy trì vị trí thống trị trong khu vực Châu Âu — Đại Tây Dương, cũng như để "triển khai sức mạnh" toàn cầu, khẳng định tính bất biến của đường lối "kiềm chế" quân sự — chính trị đối với đất nước chúng tôi.
Tuy nhiên, lần đầu tiên sau gần hai năm gián đoạn, vào ngày 20 tháng 4, ngày 13 tháng 7 và ngày 19 tháng 12 tại Brussels, theo đề xướng của phía NATO đã diễn ra các phiên họp Hội đồng Nga — NATO (RNC) ở cấp đại diện thường trực, chương trình nghị sự trong đó bao gồm cuộc khủng hoảng Ukraine, vấn đề an ninh ở Afghanistan và những rủi ro liên quan đến việc tập trung các hoạt động quân sự của NATO dọc biên giới phía tây của Nga.
Chúng tôi xem NRC như một cơ chế cần thiết để tham vấn giữa Nga và NATO về những vấn đề an ninh then chốt. Sẵn sàng tạo dựng các mối quan hệ với Liên minh, có tính đến mức độ sẵn sàng của họ cho quan hệ đối tác bình đẳng, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế, các bước đi thực tế để đảm bảo một không gian chung hòa bình, an ninh và ổn định trong khu Châu Âu — Đại Tây Dương trên nguyên tắc tin cậy lẫn nhau, tính minh bạch và khả năng dự báo, thực hiện bởi tất cả các thành viên của họ các cam kết đã chấp nhận trong khuôn khổ NRC về việc không đảm bảo an ninh cho mình nhờ vào an ninh của các quốc gia khác, cũng như cam kết kiềm chế quân sự phù hợp với định ước cơ bản về các mối quan hệ tương hỗ, hợp tác và an ninh giữa Nga và NATO ngày 27 tháng 5 năm 1997.
24. Trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm phát triển quan hệ với các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe (LAC) duy trì đối thoại tích cực ở cấp cao, tăng cường các mối quan hệ liên nghị viện, tiến hành trao đổi các đoàn đại biểu liên ngành. Quan hệ tương hỗ giữa Nga với các nước Mỹ Latinh không bị ảnh hưởng bởi tình hình hiện nay mà đang được xây dựng cho tương lai dài hạn trên cơ sở hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và trùng hợp các lợi ích.
Khi xem xét vấn đề phát triển hội nhập trong LAC, như điều kiện quan trọng để nâng cao hình ảnh của nó trong các vấn đề quốc tế, chúng tôi đã không ngừng làm việc thúc đẩy hợp tác với các tổ chức đa phương Mỹ Latinh. Qua kết quả cuộc gặp tháng 11 tại Sochi của S.V Lavrov với "bộ tứ" mở rộng của Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribe đã xác định được phương hướng hợp tác cụ thể với liên đoàn đại diện khu vực này.
25. Chúng tôi đã có các bước đi nhằm phát triển hợp tác nhiều mặt với các nước châu Phi cận nam Sahara và các hiệp hội hội nhập của họ, trước hết với Liên minh châu Phi (AU). Các mối quan hệ giao tiếp giữa Ủy ban AU và Ủy ban Kinh tế Á — Âu đã được thiết lập đang mở ra cơ hội mới làm sâu sắc mối quan hệ và làm đầy chúng bằng nội dung mới.
Trong khuôn khổ hỗ trợ châu Phi, đã thông qua quyết định đóng góp bổ sung một lần vào Quỹ WFP để tài trợ cho công tác trợ giúp lương thực nhân đạo, bao gồm Zimbabwe và Ethiopia — mỗi nước 1,5 triệu USD; Madagascar và Somalia — mỗi nước 1 triệu USD.
Trong cấu trúc Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt, chúng tôi đã thúc đẩy lợi ích của tổ hợp nhiên liệu — năng lượng quốc gia, về nguyên tắc định giá khí đốt, cung cấp bền vững, hoạt động ổn định của thị trường khí đốt, và tăng thị phần khí đốt tự nhiên trong việc cân bằng năng lượng toàn cầu.
Đã hỗ trợ các dự án hạ tầng lớn ("Dòng chẩy Thổ Nhĩ Kỳ", "Dòng chẩy phương Bắc-2" và "Sức mạnh Siberia"), vấn đề quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine phải được kiểm soát thường xuyên.
27. Trong hoàn cảnh áp lực trừng phạt tiếp tục lên đất nước chúng tôi từ phía Mỹ, EU và một số các đồng minh của họ, chúng tôi đã lưu ý những người khởi xướng các bước đi tương tự về tính bất hợp pháp rõ rệt và phản tác dụng của chúng. Chúng tôi nhấn mạnh rằng, các biện pháp hạn chế đơn phương đang thúc đẩy sự phân mảnh tiếp theo và gây mất cân đối cho nền kinh tế toàn cầu, cản trở nó đi vào quỹ đạo tăng trưởng bền vững.
Đồng thời, chúng tôi bảo vệ quan điểm mang tính nguyên tắc của mình là khước từ các khối thương mại có khuôn khổ hẹp khép kín, theo đuổi đường lối cần thiết hoàn toàn phù hợp với các quy chuẩn được thừa nhận chung và các quy tắc giải quyết vấn đề thương mại — kinh tế toàn cầu.
28. Sự kiện lịch sử là cuộc gặp tháng 2 của Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill với Đức giáo hoàng La mã Phanxicô tại Havana. Trong quá trình cuộc gặp những Người đứng đầu Giáo Hội đã nhấn mạnh tính đồng nhất nhiệm vụ và các mục tiêu trước mắt trước những thách thức cấp bách đối với xã hội hiện đại, đã đứng ra bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống, kêu gọi cộng đồng quốc tế có các biện pháp bảo vệ các Kitô hữu ở Trung Đông.
Một sự kiện quan trọng khác trong lĩnh vực đối thoại giữa các nền văn minh là sự tham gia của đại diện Nga tại Diễn đàn Thế giới lần thứ 7 tại Baku vào tháng 4 và cuộc gặp cấp Bộ trưởng vào tháng 9 ở New York của Liên minh các nền văn minh, tiến hành cuộc gặp lần thứ VII của Nhóm tầm nhìn chiến lược "Nga — thế giới Hồi giáo" vào tháng 5 ở Kazan.
29. Hướng quan trọng áp dụng các nỗ lực ngoại giao Nga vẫn là hoạt động nhằm mở rộng sự hiện diện văn hóa và nhân văn Nga ở nước ngoài. Các dự án quy mô lớn được thực hiện trên cơ sở "luân phiên" những Năm, những Ngày và những Mùa của Nga với nước ngoài: Hy Lạp, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Vương quốc Anh. Tại Belarus, Kazakhstan, Hy Lạp, Phần Lan, Áo, Tây Ban Nha, Đức đã tổ chức thành công lễ hội văn hóa Nga "Cảm nhận nước Nga" và "Những đóa hoa Nga".
Hướng tới việc bảo tồn mối quan hệ tinh thần lâu đời với các dân tộc trên thế giới là dự án những Ngày Nga ở nước ngoài, được thực hiện với sự hỗ trợ của Tòa thượng phụ Moskva. Năm 2016 sự kiện này được tổ chức tại Armenia, Abkhazia, Kyrgyzstan, Cuba, Brazil, Hy Lạp, Slovakia, Macedonia.
Mạng lưới Trung tâm khoa học và văn hóa Nga được mở rộng bởi các chi nhánh tại thành phố Gomel (Belarus) và Osh (Kyrgyzstan). Các Trung tâm khoa học và văn hóa Nga tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa — giáo dục, giáo dục, khoa học mang tính phương pháp luận — khoa học
Tiếp tục đường lối tổng hợp để mở rộng xuất khẩu dịch vụ giáo dục Nga ở nước ngoài.
Chú ý đặc biệt đến công tác thanh niên. Tổ chức các diễn đàn thanh niên đại diện "Vùng giác quan" tại Klyazma, "Tavrida", "Iturup", dự án "Thế hệ mới" đang được thực thi, nhờ đó các nhà lãnh đạo thanh niên trẻ từ nước ngoài có thể tìm hiểu đất nước chúng tôi. Cùng với Thanh niên Nga chuẩn bị cho Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ XIX năm 2017.
30. Thực hiện toàn diện công tác đoàn kết cộng đồng người Nga ở nước ngoài, ủng hộ khát vọng của họ giữ gìn bản sắc và mối quan hệ với Tổ quốc lịch sử. Áp dụng các biện pháp nhằm hoàn thiện Chương trình quốc gia hỗ trợ tái định cư tự nguyện vào Liên bang Nga của đồng bào sống ở nước ngoài.
Vấn đề ưu tiên vẫn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào tại nước đang cư trú. Chủ động sử dụng các nguồn OSCE để thu hút sự chú ý tới tình hình dân cư nói tiếng Nga ở Ukraine và các nước vùng Baltic.
Tiếp tục các nỗ lực để tăng cường vị trí của tiếng Nga trên thế giới, chuẩn bị cơ sở quy chuẩn — pháp lý để triển khai thực hiện khái niệm đã được phê duyệt trong năm 2015 "Trường học Nga ở nước ngoài". Ngoài ra, trong số các ưu tiên trong công việc với đồng bào — bảo tồn di tích lịch sử, chống lại những âm mưu làm sai lệch lịch sử, hỗ trợ các phương tiện truyền thông đại chúng bằng tiếng Nga trong truyền đạt thông tin khách quan và đáng tin cậy về đất nước chúng tôi trong môi trường truyền thông toàn cầu.
Trong khuôn khổ quan hệ tương tác với cánh trẻ của cộng đồng nói tiếng Nga đã thành thông lệ hàng năm tổ chức Đại hội thể thao của đồng bào trẻ tuổi trên toàn thế giới. Trong quá trình tổ chức tại Sochi vào tháng 4, 500 vận động viên trẻ đến từ 46 quốc gia đã tham gia Đại hội thể thao lần thứ hai.
Nhờ dự án "Chào nước Nga!", hơn 700 đại diện tuổi trẻ sáng tạo nói tiếng Nga từ 43 quốc gia đã có cơ hội cá nhân về thăm Quê hương lịch sử.
Nội dung văn bản này được đăng tải bằng tiếng Việt trên trang web của Đại sứ quán: http://vietnam.mid.ru/vietnamian