Liên quan đến vấn đề này, Viện nghiên cứu kinh tế Munich kêu gọi lập ra một "khu vực tự do thương mại" giữa châu Âu và Nga. Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ "có thể là đối tác hấp dẫn cho hợp tác kinh tế sâu với EU", người đứng đầu Viện quan hệ kinh tế với nước ngoài của Đức Gabriel Felbermayr cho biết. Theo ông, thỏa thuận giữa EU và Liên minh kinh tế Á-Âu có thể cải thiện đáng kể GDP của cả Đức lẫn Nga.
Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schmidt cũng có phản ứng tích cực với đề xuất đó. Bất chấp các biện pháp trừng phạt và lệnh cấm nhập cảnh vào EU, gần đây ông Schmidt đã mời bộ trưởng Bộ nông nghiệp Nga Alexander Tkachev tới dự hội nghị thượng đỉnh nông nghiệp G-20.
"Chúng ta phải tìm kiếm hợp tác và quan hệ gần gũi hơn với Nga, — ông Schmidt nói — Đức và Châu Âu là đối tác thương mại tự nhiên của Nga". Tuy nhiên, theo chính khách này, sự hợp tác sẽ "phụ thuộc phần lớn vào việc tuân thủ các thỏa thuận Minsk."
Các tác giả bài viết cho rằng thiệt hại vật chất do các biện pháp trừng phạt mang lại chủ yếu là của nền kinh tế Nga. Theo các chuyên gia, so với năm 2015, kim ngạch thương mại giữa Đức và Nga trong năm 2016 đã giảm 8,5%, hoặc 43,84 tỷ €. Trước hết là suy giảm nhập khẩu từ Nga. Đồng thời, xuất khẩu của Đức tăng lên mức bằng năm 2015, tăng lên 20 tỷ €, các tác giả Der Tagesspiegel kết luận.