Năm của Cách mạng Tháng Tám - năm đầu tiếng Nga được giảng dạy ở Việt Nam

© Ảnh : https://vnu.edu.vn/Tòa nhà trụ sở của Đại học Đông Dương tại 19 phố Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 1906 nay là Đại học Học Quốc gia Hà Nội
Tòa nhà trụ sở của Đại học Đông Dương tại 19 phố Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 1906 nay là Đại học Học Quốc gia Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cách đây 72 năm, tiếng Nga bắt đầu được giảng dạy ở Việt Nam. Tất nhiên đó là hệ chính qui, còn những ai có nhu cầu học tiếng Nga từ trước đó thường thuê thầy tư dạy.

1931 Indochine française - Sputnik Việt Nam
Thủy thủ ở Nga, tài xế taxi ở Pháp và doanh nhân ở Việt Nam
Trên các tờ báo phát hành ở Hà Nội vào cuối những năm 1930 có thể bắt gặp quảng cáo: "Nhận dạy tiếng Nga" — thực tế vào thời đó đã có vài chục người Nga sinh sống ở Hà Nội. Đầu những năm 1940, tại trường trung học tư Phan Chu Trinh do nhà văn Đặng Thai Mai làm Hiệu trưởng cũng có khóa Nga ngữ do một người tên là Ly Vi phụ trách.

Vào tháng 12 năm 1945, ba tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên ngôn độc lập, trường Đại học Quốc gia Việt Nam đã mở Ban Chính trị-xã hội do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh phụ trách chỉ đạo. Chính tại Ban Chính trị-xã hội, tiếng Nga được chính thức giảng dạy lần đầu tiên tại Việt Nam, mặc dù chỉ trong thời gian rất ngắn cho tới khi người Pháp tái chiếm Hà Nội. Theo hồi ức của ông Nguyễn Trọng Phấn, một cựu cán bộ Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người có sáng kiến đưa tiếng Nga vào chương trình giảng dạy chính là GS. Nguyễn Văn Huyên, khi đó là Giám đốc Đại học vụ. Ông Orest Pletner được đề cử làm giáo sư Nga ngữ.

Ông Orest Pletner sinh năm 1892, tốt nghiệp Khoa Đông phương Đại học St Petersburg, nơi ông đã học tiếng Nhật. Năm 1916, ông được cử tới Tokyo làm thông dịch viên tại Đại sứ quán của Đế quốc Nga. Ông về nước vào mùa hè năm 1917 sau khi Sa hoàng bị phế truất. Theo đề nghị từ Chính phủ lâm thời Nga đã tồn tại tới khi diễn ra Cách mạng Tháng Mười, ông Orest Pletner lại đến Nhật Bản nhưng với từ cách một tùy viên.

biểu diễn của nhóm thanh niên Kazak trong rạp xiếc - Sputnik Việt Nam
Kỵ binh Nga bị phía Nhật bắt làm tù binh tại Việt Nam

Sau khi bàn giao công việc của sứ quán cho các nhà ngoại giao Xô Viết đến Tokyo, ông Orest Pletner đã sống ở Anh, Đức và Pháp, làm công việc nghiên cứu và giảng dạy. Năm 1923, ông quay lại Nhật Bản để dạy tiếng Nga và tiếng Pháp tại một số trường đại học nổi tiếng. Ông kết hôn với một phụ nữ Nhật Bản,họ có với nhau một con gái tên là Svetlana.

Cuối những năm 1930, cuộc sống người nước ngoài ở Nhật Bản trở nên vô cùng căng thẳng, ông Orest Pletner đã nhận lời mời từ Chính phủ Pháp và sang Hà Nội làm việc vào tháng 4 năm 1941. Mùa thu cùng năm, vợ và con gái ông khi đó 15 tuổi cũng từ Nhật Bản sang Việt Nam.

Ông Orest Pletner dạy tiếng Nhật tại Viện Đại học Đông Dương cho sinh viên người Việt và người Pháp. Gia đình sống trong ngôi nhà trên phố Quang Trung ngày nay, đến mùa hè năm 1945 họ chuyển sang khách sạn Metropol và ở đây cho tới khi rời khỏi Việt Nam.

Giáo sư Orest Pletner dạy tiếng Nhật cho đến khi xảy ra Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ ngày 17 tháng 12 năm 1945, ông bắt đầu việc dạy tiếng Nga. Trong số những học viên từng được học thầy Pletner có ông Nguyễn Thụy Ứng, người sau này trở thành một dịch giả tiếng Nga nổi tiếng. Nhà văn, dịch giả Nguyễn Thụy Ứng đã chia sẻ ấn tượng thú vị về người thầy Orest Pletner trên một trong những số đầu tiên của tạp chí Đoàn Kết do cộng đồng Việt Nam tại Nga xuất bản.

Con khỉ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Nhà động vật học xuất sắc nhất từng làm việc tại Việt Nam là người Nga

Theo học giáo sư người Nga có sinh viên và các cán bộ chính quyền cách mạng. Vì không biết tiếng Việt, ông Pletner đã dạy tiếng Nga qua tiếng Pháp, là ngôn ngữ mà đa phần các trí thức địa phương nắm khá tốt. Toàn bộ tài liệu học tiếng Nga được sử dụng là sách Trung Quốc. Vì vậy, nhiều sinh viên còn nắm thêm kiến ​​thức tiếng Trung.

Năm 1950, nhà khoa học đã cùng gia đình trở về Nhật Bản và tiếp tục sự nghiệp giảng dạy đến khi ông qua đời năm 1970, thọ 77 tuổi.

Mấy năm gần đây, người Việt Nam lại bắt đầu quan tâm tới tiếng Nga, ngôn ngữ mà Giáo sư Orest Pletner bắt đầu giảng dạy chính thức cách đây 72 năm ở Hà Nội và từng được phổ cập với qui mô lớn ở Việt Nam vào những năm 1960-1970. Cùng với xu thế mở rộng hợp tác thương mại kinh tế, trao đổi du lịch giữa hai nước hiện nay, nhu cầu người biết tiếng Nga ở Việt Nam đang ngày một tăng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала