Theo nhà khoa học chính trị Nga, giáo sư Vladimir Kolotov, những lời tuyên bố như vậy chỉ là những nỗ lực duy trì uy tín của mình.
Giáo sư Kolotov chỉ ra rằng, việc Mỹ rút khỏi TPP là một bước đi phù hợp với chính sách của đất nước này theo đuổi lợi ích riêng của họ, một nỗ lực mới nhằm bảo vệ lợi ích của mình trên lưng các đối tác nhỏ hơn. Trong mấy thập kỷ gần đây, chính Hoa Kỳ đã cho phép họ mở rộng tiềm năng công nghiệp bằng cách đưa một phần xí nghiệp công nghiệp "bẩn" sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhờ đó các quốc gia này có thể tiếp cận một phần thị trường Mỹ. Kết quả là, một số nước đã tăng trưởng mạnh đến mức bắt đầu thách thức bản thân Mỹ. Trump chống lại điều đó. Ông cam kết mang việc làm trở lại nước Mỹ, thiết lập chu kỳ sản xuất trong nước mà không có sự tham gia của các nước châu Á-Thái Bình Dương. Và bước đi đầu tiên là rút khỏi TPP, mà trước đây chính quyền Obama đã có thể thuyết phục 11 nước tham gia vào dự án, đặc biệt là một số quốc gia đã bị "ép buộc" phải làm như vậy. Bây giờ lãnh đạo các quốc gia đó cố gắng duy trì uy tín của mình đã bị ảnh hưởng lớn bởi việc Mỹ rút khỏi dự án.
Chuyên gia Nga cho rằng, "Khúc nhạc mang tên TPP đã kết thúc. Mỹ đã xóa bài hát hát này trên đĩa. Và nếu ai đó tiếp tục nhảy theo giai điệu cũ — đây là vấn đề riêng của người đó. Nếu nói về chính quyền Mỹ, thì họ nhận thức được rằng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung mạnh hơn so với Hoa Kỳ, chính bởi vậy họ sẽ tiếp tục chính sách "chia để trị", nhưng với hình thức mới. Nếu dưới chính quyền Obama dự án TPP nhằm mục đích chia rẽ các nước châu Á-Thái Bình Dương theo định hướng: thân Hoa Kỳ hoặc thân Trung Quốc, thì dưới chính quyền Trump Mỹ sẽ gây chia rẽ thông qua các hiệp định song phương.