Đã từ lâu các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói về sự cần thiết phải thảo ra và ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Nói cụ thể hơn: kể từ tháng 11 năm 2002 khi các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC). Văn kiện viết rằng, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ kiềm chế các hành động gây bất ổn tình hình và sẽ từng bước tìm kiếm các giải pháp hoà bình cho các tranh chấp. Nhưng, tuyên bố DOC không mang tính ràng buộc pháp lý. Phải có một thỏa thuận khẳng định cam kết của các bên đối với các hành động ở Biển Đông, đặc biệt trong các tình huống xung đột. Đây là lý do tại sao đã có sáng kiến ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Nhưng, tiến trình thảo luận văn kiện COC đã diễn ra rất chậm. Một sự kiện quan trọng duy nhất trên con đường ký kết COC đã xảy ra trong năm 2011 khi đã thông qua bản quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC năm 2002. Hơn 5 năm đã trôi qua kể từ đó.
Cả hai bên — ASEAN và Trung Quốc nên làm như vậy mà không có sự can thiệp của các bên thứ ba. Bởi vì bên thứ ba có thể gây áp lực lên cuộc đàm phán. Hiện nay những quốc gia không nằm trên bờ Biển Đông đang cố gắng gây ảnh hưởng đến tình hình trong khu vực. Một tháng trước đây, tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ đã vào vùng Biển Đông, và như dự kiến tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản sẽ vào Biển Đông vào tháng 5. Chúng ta có thể suy đoán về những mục tiêu của các tàu quân sự thuộc các nước thứ ba, nhưng, có một điều rõ ràng là các tàu chiến đó không thể phục vụ hòa bình và ổn định khu vực Biển Đông.
Hy vọng rằng, mục đích duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác nhằm tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chiếm ưu thế, và chúng ta sẽ chứng kiến lễ ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Nhân tiện xin nói luôn, các nhà ngoại giao Nga đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ việc ASEAN và Trung Quốc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.