Chuyên gia quốc tế: "BRICS sẽ làm bá chủ thế giới"

© AP Photo / Manish SwarupBRICS
BRICS - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ý tưởng mở rộng nhóm BRICS bằng cách kết nạp những nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh có thể giúp “lấp đầy” khoảng trống do chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ để lại, - đây là ý kiến của nhà phân tích quốc tế Adrián Zelaia.

Chinese President Xi Jinping (C) takes a group photo with Indian cuộc họp của các nhà lãnh đạo BRICS tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu - Sputnik Việt Nam
Các nước BRICS khởi động nhiều dự án chung lớn
Trả lời phỏng vấn của SputnikMundo, ông Zelaia, Tổng Giám đốc công ty tư vấn Ekai Center, phân tích đề xuất của Trung Quốc mở rộng nhóm BRICS hiện nay bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Trung Quốc đề nghị xem xét kết nạp vào khối này các nước  Pakistan, Bangladesh, Iran, Nigeria, Hàn Quốc, Mexico, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Việt Nam.

Theo chuyên gia Zelaia, điều "rất logic" là cơ hội mở rộng BRICS đã xuất hiện trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, và điều đó có thể được xêm như phản ứng về việc Hoa Kỳ từ bỏ chíên lược bá chủ [thương mại].

"Dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã bị đóng cửa, mà chính Hiệp định TPP đã có nhiệm vụ duy trì quyền bá chủ của Mỹ ở châu Á. Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP đã xuất hiện khoảng trống. Và BRICS có thể đảm nhận vai trò quan trọng hơn trong thế giới đang phát triển." — ông Zelaia cho biết.

Thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng bởi vì đến nay BRICS chỉ là "một biểu tượng của lực đối trọng phương Tây." Nhưng tình hình có thể thay đổi theo hướng "quyền lực hiệu quả", và nhóm BRICS có thể dẫn đầu trật tự kinh tế thế giới, mà không chỉ riêng làm lực đối trọng.

"Nếu BRICS tăng đáng kể số lượng thành viên và sẽ tiếp tục quá trình này, thì ảnh hưởng chính trị, kinh tế và văn hóa của nhóm nước này sẽ tăng lên. Kết quả là trong một vài năm tới BRICS sẽ trở thành khối bá chủ thế giới," — nhà phân tích tình hình địa chính trị cho biết.

Các nhà lãnh đạo BRICS - Sputnik Việt Nam
Ông Putin: Nga phấn đấu xích gần nền kinh tế của các nước BRICS
Ông Zelaia nhấn mạnh rằng, BRICS "đang phát triền theo mô hình cơ bản" vượt ra ngoài phạm vi thương mại. Nhiều quốc gia trong danh sách do Trung Quốc đề xuất, đang tích cực phát triển quan hệ thương mại với nhau, do đó việc gia nhập BRICS sẽ không tác động mạnh đến nền thương mại của họ.

"Mô hình phát triển BRICS bao gồm không chỉ các mối liên hệ thương mại mà còn cam kết đầu tư chiến lược trong tương lai. Hầu hết các nước trong danh sách của Trung Quốc đều nằm trên "Con đường tơ lụa mới": các dự án đầu tư Á-Âu  vào cơ sở hạ tầng và hệ thống liên lạc cũng được gọi là trục chiến lược Paris-Berlin", — nhà phân tích cho biết.

Cơ sở hạ tầng này sẽ là "đòn bẩy mạnh" phát triển các nước. Vì theo triết lý truyền thống của Trung Quốc, những mất mát của một nước không nhất thiết mang lại lợi nhuận cho nước khác, điều quan trọng nhất là khuyến khích tất cả các bên đề xuất sáng kiến và tạo ra các dự án vì lợi ích chung.

Tuy nhiên, danh sách các ứng viên có thể dẫn đến căng thẳng giữa 5 nước thành viên, vì thế BRICS phải rất cẩn thận khi xem xét vấn đề mở rộng, để không phá vỡ sự cân bằng. New Delhi đã bày tỏ nghi ngờ lớn với đề xuất của Trung Quốc, bởi vì trong danh sách này có nhiều quốc gia giáp giới với Ấn Độ, và nhiều ứng viên có "mối quan hệ phức tạp" với New Delhi.

"BRICS nên suy nghĩ  kỹ lưỡng về vấn đề không dễ dàng này. Trung Quốc có tiềm lực kinh tế và khả năng tạo ra quan hệ đối tác lớn hơn nhiều so với các nước khác, đây là sức mạnh kinh tế lớn nhất trong khối BRICS. Ấn Độ, đến lượt nó, hầu như không có khả năng tìm kiếm ứng viên tiềm năng trong số các đồng minh của họ. Rất khó để tìm được sự lựa chọn hoàn hảo, "- ông Zelaia cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала