Như đã rõ, TPP là đứa con tinh thần của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, một bộ phận trong chính sách "tái cân bằng" của ông này ở Đông Nam Á. Obama muốn tạo lập khu vực thương mại tự do tại phần đáng kể ven bờ biển Thái Bình Dương của châu Á cũng như Mỹ. Nền sản xuất của các nước đã ký thỏa thuận về TPP, hiện đang chiếm tới 40% tổng sản phẩm nội địa của thế giới. Chẳng có gì bí mật là Mỹ tạo ra cơ cấu đối tác này trước mũi hai cầu thủ kinh tế lớn khác ở châu Á-Thái Bình Dương là Trung Quốc và Nga, hai nước không được mời tham gia TPP.
Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chối bỏ dự án TPP, động tác ngay lập tức đặt câu hỏi về sự tồn vong của cơ cấu đối tác. Bởi dự án có thể họat động trên cơ sở hợp pháp nếu thỏa thuận có sự phê chuẩn của chí ít là 6 nước với tổng GDP tương đương không dưới 85% tổng sản phẩm nội địa. Thế nhưng nếu không có Hoa Kỳ thì điều đó là không thực tế!
Xét theo mọi điều, Trung Quốc đang nhắm đến TPP. Bắc Kinh có nguyện vọng tham gia vào nhiều dự án hội nhập liên kết khu vực. Nhưng liệu Trung Quốc có cần tham gia TPP? Bởi những quy tắc-điều kiện để kết nạp thành viên vào tổ chức này đã do người Mỹ phân định, và Trung Quốc khó lòng đáp ứng trót lọt, trước hết là những quy định liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, chính sách xã hội, và sở hữu trí tuệ.
Nhưng còn đối với những nước khác đã ký kết thỏa thuận về TPP, thế này hay thế khác liệu họ có cần tới thị trường Trung Quốc? Bởi họ đều tính toán nhắm vào thị trường Mỹ. Và thêm một câu hỏi nữa: liệu có nên mời cả Nga vào TPP? Nếu "nên", ta sẽ có một tổng hòa kết hợp hoàn toàn khác. Và quy tắc nội bộ của TPP tương lai sẽ buộc phải thay đổi.