Tất nhiên, các chủ thể Liên bang Nga trong thành phần khu này như khu Khabarovsk và khu Primorsky Krai, có mật độ dân số cao hơn rất nhiều. Hai khu vực này có tiềm năng lớn nhất về kinh tế-thương mại và đầu tư, — chuyên gia Artyom Sohikyan của Bộ phát triển vùng Viễn Đông cho biết:
"Trong năm qua chúng tôi đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn từ các nước châu Á-Thái Bình Dương. Đây là những công ty từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, chưa có nhữnh dự án đầu tư lớn với sự tham gia của Việt Nam. Chúng tôi mới bắt đầu làm việc với các nhà đầu tư Việt Nam. Sự hợp tác này có triển vọng to lớn, bởi vì Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga, và hai nước chúng ta đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do.
Tuy nhiên, ở trọng tâm chú ý là chương trình đầu tư. Cho đến gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào ngành sản xuất thực phẩm, ngành xây dựng và dịch vụ hậu cần. Dự án hải cảng tự do Vladivostok với các ưu đãi hải quan, thuế, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra đang mở ra những triển vọng to lớn. Và chế độ ưu đãi có hiệu lực không chỉ bên trong cảng Vladivostok, mà còn trong 15 thành phố của khu Primorye và tất cả các cảng chính ở phía Nam vùng Viễn Đông. Hiện nay, tổng khối lượng đầu tư nước ngoài của những người cư trú tại Cảng tự do là 1 tỷ đô la.
Một cơ chế khác hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài khá phổ biến trong khu vực là "vùng lãnh thổ phát triển ưu tiên" — Thống đốc cho biết. Các vùng lãnh thổ này có sẵn cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh! Ví dụ, trong vùng lãnh thổ phát triển ưu tiên "Nadezhdinskaya" các doanh nhân Việt Nam có thể bố trí những cơ sở sản xuất công nghệ cao. Trong vùng lãnh thổ phát triển ưu tiên "Neftekhimichesky" họ có thể tham gia vào việc tạo ra một cụm công nghiệp hóa dầu, trong vùng "Mikhailovsky" — chế biến nông sản. Và các doanh nhân Việt Nam đã thực hiện bước đi đầu tiên theo hướng này, Tập đoàn TH True Milk đang xem xét khả năng đầu tư vào ngành chăn nuôi bò sữa ở vùng Viễn Đông.