Hé lộ những điều đặc biệt về hành trình đến Việt Nam của phi đội Su-30SM Hiệp sĩ Nga

© Ảnh : TTVNSu-30SM rời Nội Bài
Su-30SM rời Nội Bài - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phi đội Su-30SM Hiệp sĩ Nga đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại LIMA 2017, tuy nhiên có thể bạn chưa biết về những điều hết sức đặc biệt về hành trình của họ khi đến Việt Nam.

Phi đội tiêm kích Su-30SM thuộc Đội bay biểu diễn Hiệp sĩ Nga với tư cách là Đại sứ thương hiệu của ngành công nghiệp hàng không quân sự Nga đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ biểu diễn tại triển lãm LIMA 2017.

Trao đổi với báo chí, các chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm điều hành bay, cả hàng không dân dụng và bay hỗn hợp quân sự thuộc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đã chia sẻ hành trình đến Việt Nam của phi đội Su-30SM với khá nhiều điều thú vị.

Đến Việt Nam, Su-30SM có phải xin phép không?

Đối với các chuyến bay thương mại, khi đến Việt Nam, tuỳ theo tính chất chuyến bay mà xin phép. Có 2 cơ quan cấp phép chính là Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu) và Cục Hàng không Việt Nam. Đội bay Hiệp sĩ Nga cùng các tiêm kích Su-30SM và IL-76 tới Việt Nam lần này do Cục tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu) cấp phép bởi tính chất đặc thù.

Su-30SM - Sputnik Việt Nam
“Tráng sĩ Nga” giải thích lý do chọn Su-30SM chứ không phải là Su-35

Su-30SM được coi là máy bay dân sự hay quân sự?

Phi đội Su-30SM thuộc Đội bay Hiệp sĩ Nga trong suốt hành trình chuyển sân từ Nga — Trung Quốc — Việt Nam — Malaysia đều được coi là chuyến bay dân sự, liên lạc bằng tiếng Anh theo quy tắc thông thường của chuyến bay thuơng mại.

Trong Đội, có phi công nói tiếng Anh rất tốt, họ dùng tiếng Anh theo thuật ngữ hàng không để liên lạc vì khi bay lên cả tốp (5 chiếc Su-30SM) coi như một chuyến bay. 

Có 1 chiếc Su-30SM được trang bị máy hỏi đáp thứ cấp (máy trả lời), gọi là transponder. Radar thứ cấp ở mặt đất trang bị máy hỏi, phát 1 xung (pulse) hỏi từ tần số riêng (1030Mhz) lên, máy bay (Su-30SM) bắt xung này và trả lời radar mặt đất trên tần số 1090Mhz về thông tin độ cao bay.

Nhờ đó, cơ quan không lưu có thể "nhìn thấy" vị trí của máy bay từ xa trong tầm phủ 250 dặm (tương đương 400km) và biết được độ cao hiện tại của máy bay. Phân cách trên trời vẫn được duy trì 300m theo chiều ngang, và 18,5km theo chiều dọc như máy bay thương mại.

Ngoài ra Su-30SM còn trang bị tính năng dẫn đường quán tính (Inertial navigation system — INS) cộng với vệ tinh — GLONASS) nhờ vậy cả phi công lẫn mặt đất có thể tự tính toán vị trí rất chính xác của máy bay.

Sân bay đi, đến, dự bị được liệt kê trong kế hoạch bay chi tiết của chuyến bay. Trong đó, sân bay dự bị là nơi máy bay sẽ đến khi không thể hạ cánh tại sân bay đến. Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp (hết dầu, sự cố kỹ thuât), máy bay có thể yêu cầu hạ cánh ở sân bay nào gần nhất.

© Sputnik / Artem Kashirin / Chuyển đến kho ảnhSu-30SM
Hé lộ những điều đặc biệt về hành trình đến Việt Nam của phi đội Su-30SM Hiệp sĩ Nga - Sputnik Việt Nam
Su-30SM

Su-30SM bay theo đội hình nào?

5 chiếc Su-30SM sang Việt Nam lần này khi cất cánh bay theo đội hình mũi tên, 3 trước, 2 sau. Cất cánh xong nhập thành đội hình chữ V ngược. Đội hình gọi là chữ V theo mặt phẳng 2 chiều, trên thực tế các máy bay Su-30SM xếp tầng, mỗi chiếc vênh độ cao với nhau khoảng 15-50 mét, trong đó chiếc đi đầu bay thấp nhất.

Khoảng cách giữa các máy bay trong đội hình do phi đội trưởng chỉ huy, các máy bay sau theo tốc độ mà giữ đội hình nhưng không được để xa. Đột nhiên bay xuống thấp là điều tối kỵ, do dòng nhiễu động (wake turbulence) do chiếc đi trước sinh ra sẽ giáng máy bay đi sau thất tốc.

Khi hạ cánh, trong điều kiện bay khí tài, toàn bộ đội hình chữ V ngược cùng làm phương thức hạ cánh ILS. Khi nhìn thấy đường cất hạ cánh, chiếc cuối cùng sẽ hạ trước. Các chiếc còn lại bay lên tạo thành hình hộp có giãn cách 10km lần lượt vào hạ cánh.

Su-30SM - Sputnik Việt Nam
Mãn nhãn với phi đội Su-30SM “Tráng sĩ Nga” uy mãnh tại sân bay Nội Bài (video)
Trong điều kiện bay bằng mắt, đội hình chữ V được dẫn dắt vào đầu đường cất hạ cánh, giải tán đội hình hạ cánh bằng mắt. Điều kiện để quyết định cất cánh ở sân bay đi là sân bay đến phải đủ điều kiện hạ cánh, căn cứ theo tiêu chuẩn của người lái chuyến bay đến. Mỗi người lái có trình độ khác nhau. Tiêu chuẩn ở đây là được dựa trên khả năng lái trong điều kiện thời tiết cụ thể.

Có một số sân bay địa hình, hoặc phương thức đặc biệt, thì đòi hỏi người lái phải được phê chuẩn phương thức đó từ giới chức thẩm quyền nước sở tại (ví dụ như phương thức đầu 07 sân bay Cam Ranh, phương thức ILS của sân bay Hongkong cũ).

Thông thường, các sân bay thương mại đều có ban hành tiêu chuẩn khai thác tối thiểu. Ví dụ như Nội Bài có tiêu chuẩn tối thiểu khi sử dụng ILS CAT II là 40\400, ILS CAT I là 60\800. Người lái thoả mãn được tiêu chuẩn thì hạ cánh, nếu không thì bay chờ trên không hoặc đi sân bay dự bị.

Khi hạ cánh xuống Nội Bài, các máy bay Su-30SM được tiếp nhiên liệu bằng các xe bồn của Công ty xăng dầu hàng không (xe của dân sự). Tuy nhiên, riêng xe điện thì sử dụng xe quân sự của Trung đoàn Không quân 921.

© Sputnik / Artem Kashirin / Chuyển đến kho ảnhSu-30SM
Hé lộ những điều đặc biệt về hành trình đến Việt Nam của phi đội Su-30SM Hiệp sĩ Nga - Sputnik Việt Nam
Su-30SM

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала