Ai muốn bao che những kẻ buôn lậu ma túy và quan chức tham nhũng ở Việt Nam?

© Flickr / Department of Foreign Affairs and Tradenhà tù
nhà tù - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố báo cáo về án tử hình được thực thi trên thế giới năm 2016 với con số 1.032 người bị hành quyết, ít hơn 37% so với năm 2015.

Nhà kinh doanh bỏ tiền vào túi - Sputnik Việt Nam
Điều gì khiến tôi viết về tham nhũng ở Việt Nam…
Nhưng thế giới năm vừa qua ít nhất đã có 3.117 người bị kết án tử hình — một kỷ lục mới. Không có số liệu từ Việt Nam vì đây là bí mật nhà nước. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Bộ Công an Việt Nam, từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016 đã có 429 phạm nhân bị xử tử, tức trung bình hơn 140 trường hợp mỗi năm. Theo chỉ số này, Việt Nam đang đứng thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Iran. Thực tế làm các nhà hoạt động nhân quyền phương Tây bày tỏ quan ngại, — như báo chí Anh và Úc đưa tin. "Trong những năm gần đây, quy mô các vụ hành quyết ở Việt Nam là thực sự sốc," — cổng thông tin news.com.au của Úc trích lời Tổng thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế Salila Shetty.

"Tại Việt Nam pháp luật nhà nước nghiêm khắc đang chứng minh tính hiệu quả, — nhà chính trị học Nga Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông Đại học Tổng hợp St. Petersburg nêu ý kiến. — Không có tội phạm có tổ chức, không có khủng bố. Buôn bán ma túy tuy hiện diện như ở tất cả các nước Đông Nam Á, nhưng không với quy mô khổng lồ, ví dụ giống Philippines là nơi gần một phần ba dân số là người nghiện. Khi các trùm ma túy Philippines giết người bằng cách bán "cái chết trắng" cho họ thì các nhà hoạt động nhân quyền lặng thinh. Nhưng khi tổng thống Duterte kiên quyết tuyên chiến với những kẻ buôn lậu ma túy thì phương Tây hô hào bảo vệ quyền con người. Tôi nghĩ các "tiền vệ" này, như họ được gọi ở Nga, là những con buôn chính trị giả dối. Đối với họ, bảo vệ nhân quyền là một cách kinh doanh. Ý tưởng ban đầu vốn đúng đắn và cao quý đang bị lợi dụng như vỏ bọc cho mưu đồ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Các chế độ ở Nam Tư, Iraq, Libya, Afghanistan đã bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, bị phương Tây lật đổ, rồi thì sao? Sự vi phạm nhân quyền đã giảm đi? Không hề, con số các vụ việc tăng không ai đếm xuể.

© AP PhotoQuân nhân Mỹ Sabrina Harman và Charles Greiner tạo dáng trên nền các tù nhân trần truồng ở nhà ngục Abu Ghraib, Iraq
Ai muốn bao che những kẻ buôn lậu ma túy và quan chức tham nhũng ở Việt Nam? - Sputnik Việt Nam
Quân nhân Mỹ Sabrina Harman và Charles Greiner tạo dáng trên nền các tù nhân trần truồng ở nhà ngục Abu Ghraib, Iraq

Giờ đây, người Anh, người Úc, người Mỹ đang lo lắng cho quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt là quyền của những kẻ buôn ma túy thường bị kết án tử hình. Cần nhắc rằng, chính người Anh đã đem nha phiến vào Trung Quốc và biến quốc gia thành con nghiện khổng lồ. Còn ở Úc đến giữa thế kỷ thứ XX các đại diện dân bản địa vẫn bị gông xích. Sự thịnh vượng của nước Mỹ được gây dựng trên buôn bán nô lệ, sản xuất ma túy ở Afghanistan tăng gấp nhiều lần dưới sự có mặt của người Mỹ, họ tích cực xua đuổi lên núi các phiến quân Taliban từng nỗ lực chống nghề này. Giới hoạt động nhân quyền bao biện rằng việc trồng thuốc phiện giúp người nông dân Afghanistan tồn tại, nhưng các chuyên gia Afghanistan cho biết người dân Afghanistan chỉ hưởng 7% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ma túy Afghanistan trên khắp thế giới.

Việt Nam cần tiến hành chính sách bảo vệ an ninh quốc gia và trừng phạt nghiêm minh những tội phạm nghiêm trọng theo Luật Hình sự được Quốc hội thông qua. Chấp nhận để phương Tây dẫn dắt và bãi bỏ án tử hình, Việt Nam lập tức sẽ đối đầu với gia tăng tổn thất sinh mạng do tội phạm hình sự, làn sóng tội phạm ma túy và tham nhũng, là thực tế mà chúng ta đã chứng kiến ở nhiều quốc gia và đáng tiếc là cả ở Nga, — GS. TS. Kolotov kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала