Việt Nam đã sản xuất thành công hệ thống điều khiển hỏa lực nội

© Sputnik / Maxim Bogodvid / Chuyển đến kho ảnhHạ thủy tại Tatarstan tàu Gepard 3.9 thứ ba xây dựng cho Hải quân Việt Nam
Hạ thủy tại Tatarstan tàu Gepard 3.9 thứ ba xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đã sản xuất thành công radar MP-123 hay còn gọi là hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123 dùng cho chiến hạm.

Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ tư xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Gepard 3.9 sẽ giúp Việt Nam “vượt mặt” Formidable của Singapore và DW-3000F của Thái Lan?
Đây là trang bị cảm biến cơ bản trên hầu hết các tàu chiến mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Trong ảnh, anten hình cầu dài trên nóc đài chỉ huy là thành phần thuộc tổ hợp radar MP-123.

Radar MP-123 hay còn gọi là hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123 được thiết kế để chỉ thị mục tiêu cho nhiều tổ hợp vũ khí trên hạm, ví dụ như pháo hạm AK-100, AK-176, AK-230, AK-630M, AK-726, A-190 và các hệ thống pháo phản lực 122-140mm HPO-MC.

Việc Việt Nam sản xuất thành công hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123 đặc biệt ý nghĩa bởi hiện nay, các tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam đa số sử dụng pháo hạm AK-176, chỉ còn một ít tàu cũ thời Liên Xô dùng AK-726 hay AK-230.

Theo những thông tin được công khai, MP-123 là hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp nhiều thành phần làm nhiệm vụ phát hiện, theo dõi, chỉ thị mục tiêu để tác chiến.

Trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh, MP-123 được trang bị radar quang — điện tử (tích hợp kênh TV và chỉ thị mục tiêu laser) có tầm trinh sát đến 25km.

Việc kết hợp radar điều khiển hỏa lực tiên tiến MP-123, pháo hạm AK-176 vận hành tác chiến rất đơn giản, hiệu quả rất cao. Pháo thủ không cần thiết phải ngồi trong tháp pháo mà thay vào đó có thể ngồi trong phòng điều khiển của tàu chiến để tác xạ.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Trọng Bình - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng QCHQ đã có cuộc tiếp xúc với GĐ Nhà máy Zelenodolsk - Sputnik Việt Nam
Nga giới thiệu tàu hộ vệ tàng hình cực mạnh mang tên lửa Club-K với Việt Nam tại LIMA 2017
AK-176 là loại pháo hạm tự động thế hệ mới, được thiết kế bởi Viện nghiên cứu khoa học Burevestnik (Nizhny Novgorod) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và các mục tiêu ven biển, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh trên đất liền một cách hiệu quả.

Pháo AK-176 được phát triển để trang bị cho các tàu chiến nhỏ có lượng giãn nước khoảng 300 tấn, đã được chuyển giao vào cuối những năm 1960. Hiện nay, AK-176 được trang bị cho nhiều loại chiến hạm khác nhau cả trong nội địa nước Nga lẫn xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài.

AK-176 được bao bọc bởi 1 tháp kín bảo vệ bên ngoài, pháo hoạt động tự động hoàn toàn, được điều khiển bởi radar hỏa lực MR-123-02/76. Tuy nhiên ngay cả khi thiếu radar AK-176 vẫn có thể bắn tốt nhờ hệ thống kính ngắm quang học bên trong tháp pháo. Trong trường hợp nguồn điện bị hỏng, AK-176 vẫn có khả năng khai hỏa thủ công.

Về đặc điểm, tính năng kỹ thuật, pháo có trọng lượng 16,8 tấn, chiều cao 2,6 mét, sử dụng đạn AK-726 cỡ 76,2mm có sơ tốc đầu nòng 980 m/s và tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút với 152 viên đạn sẵn sàng khai hỏa. AK-176 có tầm bắn tối đa là 15,5 km và tầm bắn hiệu quả là 10 km.

Ở Việt Nam, pháo hạm AK-176 được trang bị phổ biến trên các tàu tên lửa cao tốc Molniya (cả hai biến thể 1241RE và 1241.8), tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP, tàu hộ vệ tên lửa Gepard…

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала