"Ngay sau khi Liên bang Nga quan tâm đến đặc thù hoạt động của một số Tổ chức phi lợi nhuận NPO trên lãnh thổ của mình và thông qua luật hạn chế hoạt động này, Mỹ đã lập ra các đơn vị đặc biệt, kể cả trong các binh chủng vũ trang, các cơ quan đặc nhiệm, các cơ quan nhà nước, cũng như các tổ chức NPO để tiến hành chiến tranh thông tin chống Nga", — nhà phân tích cho biết.
Theo lời ông Aleksey Mukhin, "đã gia tăng số lượng các trung tâm sản xuất nội dung chống Nga, đặc biệt thiết kế dành cho khán giả nói tiếng Nga, biến Nga thành khu vực ứng dụng của các công nghệ trực tiếp." "Ở cấp độ lập pháp (ở Mỹ) đã củng cố và tiếp tục củng cố chiến lược đối phó với chính sách thông tin của Nga, — ông Mukhin lưu ý. — Việc thực hiện kế hoạch này là một cách trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của Liên bang Nga".
"Đặc biệt, đã tiến hành các nỗ lực tìm kiếm đầu ra trong các ấn phẩm địa phương thuộc thẩm quyền của chính quyền quận huyện, bổ nhiệm cái gọi là biên tập viên độc lập," — ông nói. Ngoài ra còn "sử dụng một số lỗ hổng trong pháp luật của Nga khi có thể đăng ký hai quy chế — quy chế ban biên tập và luật tập thể lao động." "Kết quả cuộc tấn công này là chặn các phương tiện truyền thông và đưa vào dưới sự tài trợ nước ngoài ở cấp khu vực thấp nhất, có nghĩa là trực tiếp ảnh hưởng đến dân chúng của đất nước", — chuyên gia khẳng định.